Học tập đạo đức HCM

Thuần hóa gà rừng: Dễ hay khó?

Chủ nhật - 05/02/2017 08:46
So với nhiều loài vật hoang dã cùng và gần họ hàng như các loại chim thì bản tính của gà rừng nhát hơn nhiều, vì vậy cần phải chịu khó, nắm được đặc tính của chúng... nếu không thì khó mà thuần hóa được.

Theo nhiều người đã và đang nuôi, thuần dưỡng thành công gà rừng ở Quảng Ngãi thì tùy độ tuổi của gà rừng mà có sự lựa chọn cách thuần hóa phù hợp.

 thuan hoa ga rung: de hay kho? hinh anh 1

Việc sử dụng trứng gà rừng mang về ấp nở con để thuần hóa tuy thuận lợi hơn, nhưng tỉ lệ chết khá lớn (ảnh facebook).

Nếu là mang trứng về cho gà nuôi ở nhà; hoặc sử dụng máy để ấp thì khi nở ra gà rừng con sẽ nhanh chóng quen với người hơn, nên ít bay nhảy tán loạn. Còn bắt được gà con mới nở thì cần phải nhốt cùng chuồng với gà nhà có cùng cỡ để làm quen.

Tuy nhiên lồng nhốt phải che kín phía trên và 3 mặt xung quanh để gà rừng con quen dần. Tập cho ăn các loại bột cám, bắp và sâu bọ, cào cào nhỏ... và ban đêm phải thắp đèn để sưởi ấm.

Đến khoảng 4-6 tuần sau, hoặc có thể lâu hơn một chút thấy gà rừng con không còn tung lồng khi gặp người lạ thì có thể thả ra ngoài cho sống chung với gà nuôi. Tuy nhiên cách thuần hóa gà rừng cỡ này thì tỉ lệ sống khá thấp, ước chỉ khoảng từ 50-60%.

 thuan hoa ga rung: de hay kho? hinh anh 2

Gà rừng trưởng thành thì thuần hóa tuy khó hơn, nhưng  lại có tỉ lệ sống nhiều hơn.

 thuan hoa ga rung: de hay kho? hinh anh 3

Một chú gà rừng sắp được thuần hóa thành công.

Với loại gà mới trưởng thành thì tỉ lệ sống cao hơn. Cách thuần hóa hiệu quả nhất là nhốt ghép chung chuồng với nhau theo cặp trống-mái để tránh gà rừng đá, cắn nhau; không nên nhốt riêng lẻ. Nên đặt chuồng ở vị trí thông thoáng nhưng đừng quá vắng, hoặc đông người. Thời gian 1-3 tuần đầu cũng phải dùng vải che bớt 3 mặt chuồng cho gà rừng bớt hoảng sợ.

 thuan hoa ga rung: de hay kho? hinh anh 4

Một cặp gà rừng sau khi thuần hóa được thả tự do ra ngoài để kiếm ăn.

Cũng như cách nuôi gà con, nhưng thay vì bột cám thì cho gà rừng cỡ này ăn gạo lúa, bột tổng hợp... Sau khoảng thời gian ghép đôi từ 1,5-2,5 tháng, có thể thả ra để chúng tự kiếm ăn chung với gà nuôi.

Một lưu ý khác là tuy qua một thời gian nuôi, nhốt chung dù gà rừng đã dạn và sống chung với gà nuôi, thế nhưng không dùng gậy, đá ném đuổi; hoặc để chó, mèo rượt đuổi. Bởi bản tính của gà rừng rất nhát nên dễ hoảng loạn dẫn đến bay, bỏ đi...

Tác giả bài viết: Công Xuân

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,109
  • Tổng lượt truy cập92,039,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây