Học tập đạo đức HCM

Ngọn đồi đổi màu ở Ibaraki

Thứ hai - 08/10/2018 03:50
NDĐT- Du khách bốn phương đều mê mẩn ngọn đồi “đổi màu” theo các mùa với những loại hoa kết hợp với cây Kochia, đem lại những sắc thái đẹp tuyệt vời ở Ibaraki, Nhật Bản.

NDĐT- Du khách bốn phương đều mê mẩn ngọn đồi “đổi màu” theo các mùa với những loại hoa kết hợp với cây Kochia, đem lại những sắc thái đẹp tuyệt vời ở Ibaraki, Nhật Bản.

Công viên Quốc gia ven biển Hitachi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Đây là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn ngọn đồi Miharashi được bao phủ bởi màu xanh và chuyển dần sang đỏ rục rỡ. Ngọn đồi Miharashi được bao phủ bởi khoảng 32 nghìn cây Kochia, đổi màu theo các mùa, mùa hè xanh mướt và chuyển sang sắc đỏ vào mùa thu, biến toàn bộ ngọn đồi thành một màu đỏ rực rỡ. Đây là nơi duy nhất cho phép bạn ngắm khung cảnh màu sắc đối lập giữa màu đỏ của ngọn đồi và màu xanh của bầu trời.

Ngọn đồi Kochia vào đầu tháng 9, khi cây vẫn còn màu xanh.

Khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm cảnh cây cỏ chuyển màu giữa xanh sang đỏ là vào khoảng đầu và giữa tháng 10. Sự chuyển màu này sẽ tiếp tục cho đến khi cả ngọn đồi Miharashi đổi sang màu vàng của mùa thu, trở thành địa điểm du lịch được yêu thích nhất trong khu vực vào thời gian này.

Cây chuyển màu dần sang sắc đỏ.

Màu đỏ rực rỡ hòa vào sắc tím trắng của hoa cosmos.

Vào cuối tháng 10, những cụm cây Kochia chuyển sang vàng và tỏa sáng rực rỡ mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống. Dưới ánh nắng chiều, ngọn đồi được bao phủ bởi màu vàng đồng.

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc cây Kochia là cây gì, vì xưa nay Nhật Bản thường nổi tiếng với những rừng phong lá đỏ rực rỡ vào thu. Kochia thuộc họ kinh giới, là cây chỉ có một năm vòng đời, thường được gọi là cỏ đổi màu. Kochia có nguồn gốc từ Nam Âu, được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Người Nhật gọi cây này là Hokiguse, ngày xưa người ta thường sấy khô và sử dụng loại cây này làm chổi. Quả Kochia được chế biến thành một loại thực phẩm mang nhãn hiệu “Donburi”, được xem như là “trứng cá Caviar trên cánh đồng”. Loại Kochia được trồng tại Công viên Quốc gia ven biển Hitachi là loại chỉ trồng làm cảnh.

Hoa Nemophila.

Công viên Quốc gia ven biển Hitachi còn là nơi chứa đựng muôn vàn điều kỳ thú khác. Ngoài ngọn đồi đổi màu với cây Kochia, ở đây du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như thiên đường ở bất kỳ thời gian nào trong năm, với mọi loại hoa trên thế giới.

Nổi tiếng không kém Kochia là Nemophila, loài hoa mang màu xanh biếc của biển khơi, của bầu trời, phủ kín khắp ngọn đồi. Hoa Nemophiala, còn được gọi là hoa mắt xanh, nở vào tháng 4, tháng 5, khiến cho đồi Miharashi trong công viên được bao phủ bởi sự hòa quyện giữa sắc xanh của hoa, biển xanh và bầu trời.

Lễ hội hoa diên vĩ ở Ibaraki.

Tháng 5, đầu mùa hè cũng là mùa của hoa diên vĩ, với 500 loại và một triệu cành tại khu vực Suigo. Hoa diên vĩ được coi như một trong những dấu hiệu bắt đầu mùa hè ở Nhật Bản.

Còn vào đầu mùa xuân tại Ibaraki, màu hồng của hoa Ume (hoa mận) nở khắp mọi nơi. Hoa mận nở rộ ở vườn “Kairakuen”, một trong ba khu vườn nổi tiếng nhất Nhật Bản là một trong những địa điểm ngắm hoa nổi tiếng, đặc biệt vào mùa hoa mận nở, phủ khắp vườn một màu hồng.

Sắc hồng của hoa mận và anh đào hòa lẫn.

Hoa thủy tiên nở vào mùa xuân ở Ibaraki.

Đây chính là những điều làm nên vẻ đẹp kỳ diệu của Ibaraki, thu hút hàng triệu lượt du khách qua mỗi mùa hoa.


Tác giả bài viết: TUYẾT LOAN. Ảnh và thông tin hỗ trợ: Infinity Communications

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm430
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,151
  • Tổng lượt truy cập90,260,544
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây