Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao mở ra cơ hội cho phía Tây Đà Nẵng

Thứ bảy - 14/10/2017 00:01
Đà Nẵng đang trên đà phát triển, nhưng khu vực rộng lớn phía Tây Đà Nẵng vẫn chưa được khai thác hết các tiềm năng, giá trị.

Kêu gọi các nhà đầu tư

Với những điều kiện địa hình, thổ nhưỡng được đánh giá là phù hợp, phía Tây Đà Nẵng đang được định hướng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Để hiện thực hóa kế hoạch trên, tháng 4/2017, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1936/QĐ - UBND phê duyệt 7 địa điểm quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hòa Vang.

Theo Quyết định, khu vực Hòa Vang sẽ có 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, hoa, cây dược liệu tại xã Hòa Ninh (40 ha) và xã Hòa Phú (50 ha); 2 vùng chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao tại xã Hòa Khương (30 ha) và thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha); 2 vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha) và xã Hòa Phong - Hòa Khương (20 ha); vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua tại xã Hòa Liên (50 ha).

Mô hình trồng hoa trong nhà lưới tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang.
Mô hình trồng hoa trong nhà lưới tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang.






















Mới đây nhất, HĐND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành Nghị quyết về quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố, để tạo cơ sở cho việc xúc tiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

Những mô hình tiên phong

Xã Hòa Ninh là địa phương tiên phong trong việc thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại đây, các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư trồng các loại rau củ quả theo mô hình trồng la gi nhà lưới phun sương tự động như ớt, xà lách, cải bắp, dưa chuột, hoa tươi - cây cảnh…

Bà Lê Thị Chinh, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Ninh cho biết: “Việc áp dụng kỹ thuật mới giúp cho chất đất được ổn định hơn, từ đó tăng năng suất cây trồng”.

Tại xã Hòa Phú, mặc dù quy mô ứng dụng triển khai chưa lớn như xã Hòa Ninh, nhưng bước đầu cũng mang lại kết quả tích cực, mà điển hình là mô hình trồng thanh long ruột đỏ.

Anh Trần Văn Phúc, thôn An Châu, xã Hòa Phú - một hộ dân tiên phong trong việc trồng thanh long ruột đỏ áp dụng kỹ thuật phun tưới tự động cho biết, giống thanh long ruột đỏ được lấy về từ Bình Thuận, bước đầu cho thấy thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng vùng.

“Cây thanh long cho thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Tính giá thị trường khoảng 20.000 đồng/kg, trung bình mỗi trụ thanh long thu vào được khoảng 1 triệu đồng/vụ”, anh Phúc nói.

Ông Nguyễn Tân, Chủ tịch xã Hòa Phú cho rằng, địa phương rất cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào việc triển khai mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bởi doanh nghiệp có vốn, kỹ thuật, thị trường, nên  có đủ khả năng triển khai mô hình với quy mô lớn để tạo dựng thương hiệu.

Tuy vậy, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt vì vốn đầu tư lớn, mặt khác có thể là vì lợi nhuận không cao bằng các ngành đầu tư khác. Ông Nguyễn Tân dẫn chứng, Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Đà Nẵng lấy mẫu đất nghiên cứu, phân tích khu vực thôn Đồng Lăng và Hội Phước (xã Hòa Phú) phù hợp trồng cây dược liệu như đinh lăng, trinh nữ hoàng cung, nghệ... Tuy nhiên, sau nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, doanh nghiệp vẫn chưa quyết định đầu tư.

Xác định được điều này, Đà Nẵng đã ban hành những chính sách ưu đãi lớn để thu hút nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Mới đây nhất, HĐND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành Nghị quyết về quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố làm cơ sở để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố sẽ được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng (nhưng không quá 3 tỷ đồng/dự án); hỗ trợ 50% chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị sản xuất, bảo quản, tưới tiêu), nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ xây dựng, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 50% (không quá 1 tỷ đồng/mô hình); hỗ trợ 100% lãi suất vay đầu tư trong 3 năm với mức vay tối đa 10 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng sản xuất...

Tác giả bài viết: Ngọc Tân

Nguồn tin: baodautu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại229,068
  • Tổng lượt truy cập85,136,104
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây