Học tập đạo đức HCM

Nữ tỷ phú bưởi da xanh trên vùng đất cao su

Thứ hai - 25/09/2017 06:27
Sinh ra ở Sài Gòn, chưa bao giờ đụng tay, đụng chân tới nghề nông nhưng chị Nguyễn Thanh Thủy đã dám đưa giống bưởi da xanh ở miền Tây lên trồng ở vùng đất đỏ miền Đông vốn chỉ hợp với cây cao su và cà phê.

Vậy mà chị Thủy thành công ngoài sức tưởng tượng. Giờ đây chị đã là nữ tỷ phú với tài sản hàng trăm tỷ đồng và sở hữu vườn bưởi da xanh lớn nhất vùng Đông Nam Bộ.

Bỏ phố lên rừng lập nghiệp

Sinh ở Sài Gòn trong một gia đình đông con ở quận Bình Thạnh, nhà nghèo khiến chị phải dở dang việc học khi vừa vào lớp 10. “Hồi đó nhà nghèo, mình là chị cả nên hy sinh việc học phụ giúp cha mẹ buôn bán tạp hóa, cà phê nuôi các em ăn học”, chị Thủy kể.

Lập gia đình nhưng dở dang đường hạnh phúc, chị không hề nghĩ đến việc “bước thêm bước nữa” mà dành hết tình cảm cho con.

Nữ tỷ phú bưởi da xanh bên vườn bưởi lớn nhất Đông Nam bộ. Ảnh: Hồ Văn
Nữ tỷ phú bưởi da xanh bên vườn bưởi lớn nhất Đông Nam bộ. Ảnh: Hồ Văn

Tích cóp được số vốn, năm 2000, chị táo bạo quyết định bán xưởng cưa dời bỏ chốn Sài Thành tìm về ấp Suối Tre (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) lập nghiệp.

“Hồi đó, Suối Tre còn là vùng đất hoang vu không bóng người, không điện, không nước. Ở đó chỉ thấy trồng tràm, cao su, chưa thấy trồng bưởi da xanh. Tôi thuê người đào giếng tìm nguồn nước để cải tạo đất bạc màu, chuẩn bị xong xuôi, tôi về Bến Tre mua 6.000 cây giống bưởi da xanh về trồng”, chị kể về bước đầu khởi nghiệp.

Nhưng 6.000 cây giống ban đầu chết dần chỉ còn lại 3.500 cây. “Tôi biết cây chết vì thiếu phân bón, phải tìm mọi cách để giữ lại vươn bưởi nếu không sẽ mất trắng. Tôi quyết định ký hợp đồng nuôi gà cho Công ty CP, để tận dụng phân gà bón cây, đồng thời nuôi thêm trùn quế làm cho đất tơi xốp, tạo vi sinh vật hoạt động trong đất. Để ngăn ngừa dịch bệnh, tôi sử dụng phương pháp dân gian bằng cách mua tỏi về ép lấy nước, trộn với nước rửa chén phun diệt rầy rệp thay thuốc trừ sâu. Nhờ đó mà tôi giữ được vườn bưởi da xanh, 3.500 cây còn lại không cây nào chết”, chị Thủy nhớ lại lúc khốn khó.

Các mô hình Nông dân khởi nghiệp nhận quà tiếp sức tại Hội nghị. Ảnh: Quang Hiếu
Các mô hình Nông dân khởi nghiệp nhận quà tiếp sức tại Hội nghị. Ảnh: Quang Hiếu

Năm 2004, cây bưởi cho trái vụ đầu nhưng tiền thu không đủ bù chi. Tuy vậy, các giống cây ngắn ngày cùng với trại gà lại cho thu nhập ổn định và chị tiếp tục mở rộng vườn bưởi lên 14ha. Để nâng cao giá trị sản phẩm cũng như giá trị kinh tế cho bưởi, chị nhờ đến các chuyên gia xây dựng trang trại theo mô hình VietGap, Global. Xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu “Bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy”.  Đến năm 2011, trang trại bưởi da xanh của chị đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy”. Năm 2014, được cấp giấy chứng nhận VietGap.

Và nữ tỷ phú thích làm từ thiện

Kể từ khi trồng theo mô hình VietGap, vườn bưởi bắt đầu cho những mùa bội thu. Năm 2012 là mùa đầu tiên vườn bưởi da xanh cho lãi 700 triệu động/năm sau khi đã trừ mọi chi phí. Các mùa tiếp theo tiền lãi cứ tăng dần theo cấp số nhân. Năm 2013, thu nhập lãi rồng 5 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã cho thu lãi 10 tỷ đồng.

Một điều đặc biệt mà nhiều nông dân không làm được như chị là giá bưởi của chị bán ra lúc nào cũng cao gấp 1,5 lần giá bưởi của các trang trại khác. “Ngoài thị trường, giá bưởi da xanh người ta bán khoảng 50.000 đồng/kg thì bưởi của tôi được thương lái và các siêu thị mua với giá 75.000 đồng/kg. Mùa tết Nguyên đán, giá bưởi của tôi còn tăng lên 100.000 – 120.000 đồng/kg mà không đủ hàng để cung cấp”, chị hồ hởi.

Theo báo cáo của Hội Nông dân huyện Bàu Bàng, mỗi năm trang trại bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước khoảng 200 tấn bưởi, chưa kể các loại rau và củ quả khác. Thị trường mà Bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy xuất ngoại là hệ thống Metro Hà Lan, Zech; thị trường trong nước như TP.HCM, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng…

Thành công nối tiếp thành công, chị tiếp tục mua thêm 20ha đất để mở rộng trang trại lên 34ha.

Cần cù, tảo tần không ngại khốn khó, đến nay chủ trang trại bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy đã có trong tay tài sản khổng lồ mà theo chị báo cáo là 50 tỷ. Nhưng thực tế theo giá đất thị trường hiện nay, 1ha đất có giá 3 tỷ đồng thì với 34 ha đất đã là hơn 100 tỷ đồng. Đó là chưa kể chị còn sở hữu 17 ha đất cũng trồng bưởi tại huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) và ba căn biệt thự tại TP.HCM cùng nhiều xe hơi.

Trở thành tỷ phú giàu có nhưng chị không quên những người nghèo cũng như công nhân trang trại. Ngoài tạo việc làm ổn định cho 35 người thu nhập không dưới 10 triệu đồng/tháng, mỗi đợt thu hoạch chị còn tạo việc làm thời vụ cho 45 công nhân địa phương.

Một điều đặc biệt ở “nữ tỷ phú bưởi da xanh” là chị rất tích cực làm từ thiện, luôn đi đầu trong phong trào “Nông dân giỏi giúp nông dân nghèo, nông dân khó khăn vượt khó”  do địa phương phát động. Chị cũng luôn đồng hành với người nghèo, nâng đỡ học sinh nghèo đến trường… với số tiền có khi lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.

Vượt khó, vươn lên làm giàu nữ tỷ phú bưởi da xanh đã được công nhận Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2006-2009, 2010-2015; Thành tích xuất sắc trong việc ủng hộ xây dựng Quỹ Hỗ trợ ND; Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 2005-2010, 2010-2015 và nay là NDSXKDG năm 2017 cùng nhiều giấy khen, bằng khen cấp tỉnh, cấp Trung ương. Đây cũng là mô hình vinh dự được giới thiệu và nhận quà tiếp sức khởi nghiệp trong Hội nghị Tọa đàm các giải pháp giúp Nông dân khởi nghiệp do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa diễn ra ngày 18/9 tại Hà Nội
Hồ Văn/baodautu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,347
  • Tổng lượt truy cập92,044,076
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây