Học tập đạo đức HCM

Nữ tỷ phú nông dân

Thứ năm - 30/07/2015 21:24
Lâu nay, chị Nguyễn Thị Hường (35 tuổi, ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) được bà con xem là một tỷ phú nông dân với đàn bò sữa hơn 40 con cùng một trạm thu mua sữa quy mô bảy tấn/ngày. Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị còn hỗ trợ rất nhiều nông dân trong vùng.

Chị Hường lập gia đình khi mới 18 tuổi, khi mà đôi vợ chồng trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định. Thấy cả xóm nuôi bò sữa, vợ chồng chị cũng gom góp hết vốn liếng mua một con vừa cấn bầu. Chăm chút từng ly từng tý, con bò ngày càng béo tốt và bắt đầu cho sữa. Lúc đem sữa đi bán, chị mới "té ngửa" vì không ai chịu mua với lý do: "sữa không rõ nguồn gốc". Thì ra, con bò phải được "lấy số", dựa trên số hiệu, người ta mới dám thu mua.

Ðó là bài học đầu tiên của chị Hường khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Nhiều đêm vắt tay lên trán, chị Hường vẫn thường mơ về một trang trại bò sữa với những chú bò béo tốt do mình làm chủ. Nhưng nhà nghèo, không có vốn, phải làm sao để biến giấc mơ thành hiện thực? Bàn với chồng, anh chị lên kế hoạch "phân công lao động". Anh đi vắt sữa thuê cho các hộ trong xóm kiêm học kinh nghiệm thực tế; còn chị tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức của hội nông dân, tự tìm tòi sách, báo để nâng cao kiến thức, đồng thời chịu trách nhiệm khâu đầu ra cho sữa. Ngày học việc, tối về, cả hai cùng trao đổi và tranh thủ áp dụng kiến thức tích lũy được để chăm sóc đàn bò ở nhà. Ðể tiết kiệm chi phí, chị Hường tự trồng cỏ, cắt cỏ nuôi bò. Chỉ vài năm sau, anh chị đã có một kho kiến thức và kinh nghiệm về chăm sóc bò sữa như thế nào để bò ít bệnh nhất, cho ra nguồn sữa chất lượng nhất. Chị tự hào: "Giờ, đàn bò của mình chỉ có khâu phối giống là nhờ thú y, còn lại các công đoạn như tiêm ngừa, đỡ đẻ và cả điều trị bệnh, hai vợ chồng đều làm thành thục". Áp dụng kỹ thuật tốt, đàn bò phát triển tốt. Có lúc cao điểm, đàn bò phát triển lên gần cả trăm con. Nhờ nhanh nhẹn, tháo vát, chị Hường còn tạo mối quan hệ, giao dịch với những công ty sữa lớn để bảo đảm đầu ra.

Năm 2004, chị Hường bỏ ra hơn hai tỷ đồng để đầu tư thiết bị bảo quản sữa, sau đó đến từng nhà cam kết về đầu ra, cam kết thu mua sữa đúng giá thị trường, đồng thời còn truyền luôn kỹ thuật chăn nuôi phù hợp. Lúc này, chị đã ký được hợp đồng làm trạm trung chuyển sữa cho thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan. Ðến năm 2010, chị chuyển qua làm trạm trung chuyển cho thương hiệu sữa Vinamilk. Từ chỗ chỉ có một vài hộ tham gia, dần dần, các hộ truyền tai nhau cùng vào tổ hợp tác của chị. Ðến nay, có đến 110 người tin tưởng giao mỗi ngày hơn bảy tấn sữa nguyên liệu cho trạm.

Thấy tổ hợp tác của chị hoạt động hiệu quả, UBND xã Tân Hiệp đã khuyến khích chị lập hợp tác xã (HTX) để hỗ trợ bà con nông dân được nhiều hơn. Năm 2014, HTX Thương mại, Dịch vụ nông nghiệp Phụng Hiệp ra đời, chị tổ chức tập huấn kỹ năng cho bà con nông dân, đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ những gia đình khó khăn mua máy vắt sữa theo hình thức trả chậm, trả dần.

Với nữ nông dân có "máu" kinh doanh này, nhìn đâu cũng muốn tìm cách hạ chi phí chăn nuôi thấp nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Chị nhận ra, nông dân bị ảnh hưởng khá nhiều khi họ phải mua cám ở các đại lý với giá cao. Chị bèn liên hệ trực tiếp với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, tìm đến các công ty Hàn Quốc, Thái-lan để kiếm nguồn hàng chất lượng, giá rẻ. Ðồng thời, chị luôn bán hàng vượt chỉ tiêu công ty đưa ra. "Phải chứng minh năng lực giỏi thì mình mới có tiếng nói với công ty, lúc đó mình mới đòi hỏi quyền lợi cho nông dân bằng cách buộc họ hạ giá thành" – chị thẳng thắn. Chị còn tạo điều kiện để nông dân trả tiền theo kiểu gối đầu, tức là lần sau đến lấy cám mới trả tiền của đợt mua trước. Hiện, chị đã trở thành nhà cung cấp thức ăn chất lượng tốt, giá hợp lý, với lượng cám tiêu thụ mỗi tháng khoảng 200 tấn.

Chị Hường cho rằng, trong cuộc đời làm nông nghiệp, chị luôn gặp may mắn. Nhưng để có được sự may mắn ấy, chị phải học hỏi không ngừng, luôn năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc. Chị vừa được tuyên dương tại Ðại hội Thi đua yêu nước TP Hồ Chí Minh lần 6, năm 2015. "Tôi trực tiếp chăn nuôi cho nên thấu hiểu hết nỗi khổ của người nông dân một nắng hai sương. Bây giờ, đơn giản là tôi thấy điều gì tốt cho bà con là nỗ lực làm hết mình" - chị trải lòng.

Theo nhandan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm267
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,578
  • Tổng lượt truy cập92,581,242
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây