Học tập đạo đức HCM

Phải giải được bài toán tam nông

Chủ nhật - 12/02/2017 22:53
Mỗi năm các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng vạn người đến lập nghiệp, làm ăn gây ra những hệ lụy về mặt xã hội. Nhiều bài toán đã được giải song chưa hiệu quả. Đã đến lúc cần nhìn lại ngọn ngành của vấn đề để giải bài toán kinh tế, xã hội hiệu quả nhất.

Mặc dù nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH), song theo thống kê hiện tại cả nước vẫn có đến 70% số dân làm nông nghiệp. Và dẫu cho thời gian qua, kinh tế nông nghiệp đã có bước khởi sắc, nhưng thực tế làm nông nghiệp vẫn mang lại giá trị kinh tế không cao. Đại đa số nông dân chưa thể làm giàu từ chính mảnh đất mà mình sinh ra. Do đó, không ít bộ phận dân cư nông thôn (nông dân, thanh niên, cử nhân) đã phải rời quê lên thành phố lập nghiệp và tìm kế mưu sinh. Tình trạng đất đai bị bỏ hoang ngày một nhiều. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là nền nông nghiệp chưa được đầu tư thỏa đáng.

phai giai duoc bai toan tam nong
Đầu tư mạnh cho nông nghiệp sẽ giải được nhiều vấn đề xã hội.

Là một quốc gia nông nghiệp, nhưng khoảng gần 3 thập kỷ qua chúng ta lại chuyển đổi mô hình kinh tế sang làm công nghiệp dẫn đến tình trạng nước công nghiệp thực sự thì chưa thể hình thành, nền nông nghiệp vốn là lợi thế so sánh quốc gia lại bị bỏ ngỏ. Nhưng nói như các cụ “ngọc” thì lúc nào cũng là ngọc, lúc cần tỏa sáng ngọc lại tỏa sáng như vốn có. Khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2008 kéo theo nền kinh tế phục hồi chậm chạp trong suốt hơn mười năm qua đã khiến ngành sản xuất nói chung, công nghiệp tiêu dùng bị suy giảm, sức mua hạn chế vì thế thị trường xuất khẩu cũng giảm theo. Song may mắn nhờ có nông nghiệp mà GDP vẫn luôn đạt mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, trong 2 năm lại đây, nông nghiệp đã thực sự trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế. Nông nghiệp không chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu lớn (khoảng 30 tỉ USD/năm) mà còn tạo ra hàng triệu lao động.

“Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam có 3 thế mạnh rất quan trọng. Một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”.

Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị về phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Trong lúc công nghiệp phát triển không như mong muốn, điều may mắn, vừa qua Chính phủ đã quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng là tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông). Theo đó, ngoài việc Quốc hội chấp nhận tiếp tục thông qua gói đầu tư vào chương trình xây dựng nông thôn mới như đề xuất của Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý gói tín dụng lên tới 60 nghìn tỉ đồng (thậm chí còn cao hơn nữa) cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó chú trọng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.

Đây là một chính sách đúng, trúng của Nhà nước. Vì với một đất nước mà khởi thủy là nông nghiệp, lợi thế so sánh là nông nghiệp thì không có lý do gì chúng ta không làm giàu từ nông nghiệp. Ngay như Ít- xe- en đất nước sa mạc nhưng họ đã áp dụng công nghệ cao để canh tác, biến nước này thành nước có nền sản xuất nông nghiệp tốt nhất thế giới. Bởi thế, khi Đảng, Nhà nước quyết tâm “phục hồi” nền nông nghiệp sẽ đồng thời giải quyết được 3 nhóm vấn đề cực kỳ quan trọng: Phát huy lợi thế so sánh quốc gia gắn với bảo vệ môi trường (phát triển nền nông nghiệp sạch thay thế bằng phát triển nền công nghiệp dựa trên gia công và khai thác tài nguyên thô); tạo ra những cánh đồng lớn để đưa khoa học vào sản xuất; phát triển hạ tầng nông thôn, gắn với ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp đi kèm để tạo ra hàng triệu lao động; người nông dân làm giàu ngay chính trên quê hương của mình. Đồng nghĩa các đô thị lớn không phải đối diện với bài toán di dân quá lớn (nông dân cũng không ra thành phố tìm việc nhiều; kỹ sư, cử nhân cũng quay về quê nhà làm việc, tìm việc)- điều này làm cho đô thị giảm sức ép về các vấn nạn xã hội.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho hay, cả nước hiện có khoảng 18,3 triệu hộ nông dân, với 11 nghìn hợp tác xã, 56 nghìn tổ hợp tác. Đưa nông nghiệp phát triển chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại”.

 

Tác giả bài viết: Hương Phạm

Nguồn tin: laodongthudo.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,891
  • Tổng lượt truy cập93,234,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây