Học tập đạo đức HCM

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Nhiều chiêu trò mới!

Thứ tư - 09/12/2015 21:45
Bán chất cấm dưới dạng không bao bì, nhãn mác xuống tận hộ chăn nuôi là hành vi mới được lực lượng chức năng phát hiện tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.
Đó là thông tin được Thanh tra Bộ NN&PTNT đưa ra tại cuộc họp báo chiều 7/12.
Hàm lượng gấp 100 lần cho phép
Triển khai đợt cao điểm thanh, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an tổ chức nhiều đợt thanh tra tại các địa phương, qua đó liên tiếp phát hiện sai phạm. Cụ thể, đã tiến hành thanh tra 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại các tỉnh, TP Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Ban đầu đã xác định được 2 công ty có sử dụng Salbutamol và chất tạo màu Auramine là Công ty Trường Phú (Hải Dương) và Công ty Thịnh Đức (Bắc Giang). Lực lượng chức năng đã tiến hành lấy tổng số 89 mẫu TĂCN của các công ty nghi vấn. Kết quả phân tích cho thấy có 23 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol, trong đó có 16 mẫu vượt ngưỡng.
Nhiều mẫu thức ăn chăn nuôi của Công ty Trường Phú (Hải Dương) có chứa chất cấm vượt ngưỡng cho phép. Ảnh: Minh Long
Nhiều mẫu thức ăn chăn nuôi của Công ty Trường Phú (Hải Dương) có chứa chất cấm vượt ngưỡng cho phép. Ảnh: Minh Long
Điều lo ngại nhất là việc mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã được phát hiện tại Hà Nội, nơi có lượng tiêu dùng thịt rất lớn. Qua nguồn tin nhanh, ngày 4/12, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã thanh tra đột xuất và lấy mẫu để phân tích tại trang trại của ông Nguyễn Quyền Anh, xóm 12B, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Kết quả kiểm định, chất bột màu trắng tại trang trại có chứa Salbutamol với hàm lượng 4.845ppb, cao gấp gần 100 lần ngưỡng cho phép. Hiện, đoàn thanh tra vẫn đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương điều tra làm rõ nguồn gốc chất cấm.
Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, trong đợt cao điểm kiểm tra vừa qua đã phát hiện chiêu trò mới, tinh vi hơn về buôn bán, sử dụng chất cấm. Cụ thể, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN khi đưa cám xuống trang trại, hộ nuôi thường kèm theo gói bột trắng dưới dạng không nhãn mác khiến cho bản thân người chăn nuôi không biết là chất gì. Đặc biệt, các đối tượng này còn sử dụng mánh khóe để ép người chăn nuôi sử dụng chất cấm. Cụ thể, qua điều tra tại các huyện Hoài Đức, Ba Vì cho thấy, nếu người dân sử dụng gói “bột trắng” được cung cấp thì giá bán cao hơn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Thả gà ra đuổi?
Không chỉ Hà Nội, tại Phú Thọ đã phát hiện và thu giữ 8kg Salbutamol, tại Vĩnh Long phát hiện 14kg Salbutamol, tại các tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang cũng phát hiện nhiều mẫu nước tiểu lợn dương tính với chất cấm. Điều mà dư luận băn khoăn nhất là việc quản lý nhập khẩu, sử dụng các chất cấm hiện nay còn bất cập. Thông tin làm nóng cuộc họp báo chiều qua là trong quá trình điều tra nguồn cung cấp Salbutamol, Thanh tra Bộ NN&PTNT và C49 đã phát hiện một công ty dược có hành vi buôn bán 500kg chất Salbutamol chưa đúng mục đích sử dụng. Tuy vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, song điều này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về sự quản lý lỏng lẻo việc nhập khẩu, sử dụng Salbutamol.
Hiện cả nước có khoảng hơn 10 DN được phép nhập khẩu Salbutamol. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, trong 2 năm 2014 – 2015, cả nước đã nhập khẩu 9,1 tấn Salbutamol và một lượng khá lớn chế phẩm có chất này, song qua kiểm tra đã phát hiện dấu hiệu sử dụng không đúng mục đích. Ông Phạm Tiến Dũng cũng lo ngại: “Chúng ta cho nhập khẩu chính ngạch Salbutamol mà lại không quản lý được thì khác nào thả gà ra đuổi?”. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt hành vi sản xuất, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe trong khi nhiều địa phương thiếu quyết liệt, có tư tưởng ngại khó.
Thời điểm Tết Nguyên đán Bính Thân đã cận kề, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm dịp cuối năm cũng tăng cao. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ trở thành mối lo ngại lớn của người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, Cục đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tuyên truyền và khuyến cáo bà con nông dân không sử dụng chất cấm, hạn chế sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, để việc quản lý có hiệu quả cần có sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành.


Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,549
  • Tổng lượt truy cập92,656,213
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây