Học tập đạo đức HCM

Vốn ưu đãi đẩy đuổi đói nghèo

Thứ tư - 09/12/2015 04:18
Nhờ được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (DTTS -ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo. Cũng theo đó, diện mạo vùng nông thôn miền núi đổi thay tích cực.

Đến thăm gia đình ông Tướng Văn Điện (54 tuổi, dân tộc Dao ở thôn 14, xã Lang Quán, huyện Yên Sơn), chúng tôi mới thấy được nguồn vốn vay ưu đãi có tác dụng lớn đối với giảm nghèo. Ngôi nhà sàn được cất mới to đẹp, trong nhà có nhiều vật dụng giá trị như ti vi, máy xát, máy cày mini... Ít ai tin rằng cách đây mới 2 năm, gia đình ông Điện là một trong những hộ nghèo nhất xã.

Rót chén trà nóng hổi mời khách trong cái lạnh  đầu đông, ông Điện kể: “Nhà đông con nên cuộc sống vất vả lắm. Năm 2007, vợ tôi mất do bệnh tật để lại cho tôi 7 đứa con thơ và khoản nợ lớn thuốc thang. Lúc đó dù suy sụp nhưng tôi vẫn phải gắng gượng làm việc nuôi các con và trả nợ”.

Vất vả của ông Điện phần nào vơi đi khi  được Ngân hàng CSXH tỉnh cho vay 8 triệu đồng chương trình vay vốn tín dụng hộ DTTS -ĐBKK (tháng 12.2013). “Tôi mua 3 con dê về nuôi. Bố con tôi thay nhau chăm sóc đàn dê thật tốt. Bởi, ngoài căn nhà xập xệ, đây là tài sản giá trị nhất của chúng tôi lúc bấy giờ” - ông Điện cho biết.

Không phụ công chăm sóc của bố con ông Điện, đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Đầu năm 2014, ông Điện lại được Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp thêm lực khi cho vay 30 triệu đồng chương trình tín dụng hộ nghèo. Số tiền này ông Điện dùng mua trâu và lợn nái về nuôi. Rồi từ tiền bán dê, lợn, nghé, ông Điện đầu tư mua máy xát, máy cày để kiếm thêm thu nhập. Sau mấy chục năm bị đói nghèo đeo bám, đến nay gia đình ông Điện đã thoát nghèo bền vững và có của ăn của để.

Đồng vốn tháo gỡ được 2 “nút thắt”

 Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện 12 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ 1.831 tỷ đồng, 176.280 món vay, trong đó chương trình tín dụng cho vay hộ đồng bào DTTS- ĐBKK là 13,521 tỷ đồng, với 2.073 hộ còn dư nợ… 

 

 

Chị Đặng Thị Lý - Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn 14, xã Lang Quán cho biết, hiện dư nợ vốn tín dụng chính sách của tổ là hơn 1 tỷ đồng với 54 hộ đang hưởng lợi. Theo chị Lý, trước và sau giải ngân vốn vay, cùng với các hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TKVV phải thường xuyên bám sát, gần gũi hộ vay để tư vấn, định hướng bà con cách làm ăn, đầu tư mô hình sản xuất phù hợp. Thêm vào đó, các hộ vay vốn được ưu tiên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề nông nghiệp theo nhu cầu.

“Trước nay, đời sống đồng bào DTTS nơi đây còn nhiều khó khăn, một phần do thiếu vốn và tư duy canh tác lạc hậu. Về cơ bản, vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã giúp bà con tháo gỡ được 2 “nút thắt” này. Tôi đề nghị Nhà nước nên nâng mức vay chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS -ĐBKK  lên 15 triệu đồng/hộ (thay vì 8 triệu đồng như hiện nay) để đáp ứng nhu cầu vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh”- chị Lý bày tỏ.

Ông Trương Văn Bình  - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang cho biết, hàng năm, Ngân hàng CSXH đều phối hợp với các đoàn thể  tổ chức tập huấn về chính sách cho vay tín dụng ưu đãi; tập huấn lồng ghép kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả... 
 

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,219
  • Tổng lượt truy cập92,655,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây