Học tập đạo đức HCM

Tín dụng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Thứ tư - 28/03/2018 10:31
Những năm qua, tỉnh Long An đẩy mạnh chuyển đổi diện tích SX lúa kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị cao hơn. Hệ thống Agribank trên địa bàn đã tham gia tích cực vào quá trình này.

Từ khi thành lập (6/2015) đến nay, HTX Hưng Phú (xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng), chủ yếu SX lúa gạo. Bởi Khánh Hưng là xã có truyền thống làm lúa và 69 hộ xã viên góp đất để thành lập, tham gia vào HTX Hưng Phú, cũng đều là những hộ chuyên làm lúa.

Ông Lưu Văn Hoài, Giám đốc HTX Hưng Phú cho hay, trong năm 2018, HTX sẽ mở rộng diện tích lên gấp hơn 2 lần, từ 300ha lên 700ha.

Tuy làm lúa đang có hiệu quả, đầu ra tốt, nhưng HTX Hưng Phú vẫn quyết định chuyển một phần diện tích sang trồng cây ăn trái co giá trị cao hơn. Theo đó, 10ha đất lúa đã được HTX chuyển sang trồng bưởi và bắt đầu co thu hoạch. 20ha khác đang được chuyển sang trồng sầu riêng.

Ông Hoài cho hay, 1ha lúa cho lợi nhuận cả năm là 30 triệu đồng (2 vụ). Nhưng nếu trồng sầu riêng, chỉ 1 công đất (1.000ha), đã thu về 200 triệu đ/năm.

Nhưng để chuyển từ lúa sang cây ăn trái, cần khoản đầu tư ban đầu không nhỏ, lên tới 300 triệu đ/ha cho cải tạo đất, cây giống, nhân công… Được sự tin tưởng và hỗ trợ vốn tín dụng của Agribank Chi nhánh Vĩnh Hưng, HTX Hưng Phú và các hộ tham gia chuyển đổi cây trồng đã có được khoản kinh phí cần thiết để thực hiện thành công việc chuyển từ lúa sang cây ăn trái ở những diện tích nói trên.

Nhiều hộ nông dân khác ở Khánh Hưng,cũng đã mạnh dạn chuyển từ lúa sang bưởi da xanh và co được thu nhập cao hơn hẳn. Hộ ông Trần Văn Ngoan ở ấp Cả Trốt, trước đây chỉ biết trồng lúa. Cách đây mấy năm, gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn của Agribank để cải tạo 1,5ha đất lúa chuyển sang trồng bưởi. Đến nay, vườn bưởi đã cho thu hoạch và được thương lái vào tận nơi tìm mua. Mỗi năm, riêng cây bưởi da xanh đã cho gia đình ông khoản lợi nhuận tới hơn 300 triệu đồng.

Theo ông Bùi Văn Hiện, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, toàn xã có 5.520ha đất tự nhiên thì có tới 450ha đất lúa 2 vụ. Gần đây, nông dân đã đẩy mạnh chuyển đổi nhiều diện tích lúa sang cây ăn trái có giá trị cao hơn hoặc đẩy mạnh luân canh trên nền đất lúa. Đã có khoảng 300 - 400ha đất lúa 2 vụ được luân canh thêm 1 vụ bằng các loại cây rau màu như dưa hấu, bí đỏ, bắp… nâng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Những diện tích được chuyển đổi, luân canh như vậy đều có sự hỗ trợ kịp thời về vốn tín dụng của Agribank với các thủ tục xét duyệt cho vay rất dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng. Nhìn chung, trong SXNN trên địa bàn xã Khánh Hưng, Agribank đã đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân. Vì thế, hiện có tới hơn 80% số hộ nông dân trên địa bàn xã là khách hàng thường xuyên của Agribank.

Nhiều DN trên địa bàn tỉnh Long An, cũng đã nhờ vào sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của Agribank, mà có bước phát triển tốt trong SXKD. Ông Lê Thanh Nhân, chủ một DN XK thanh long ở huyện Châu Thành cho hay, mỗi tháng, DN đang XK khoảng 500 - 600 tấn thanh long sang Trung Quốc và nhiều nước khác. Với hạn mức tín dụng 20 tỷ đồng của Agribank, DN của ông Nhân luôn chủ động được nguồn vốn để thu mua, sơ chế, đáp ứng kịp thời các đơn hàng XK. Nếu hạn mức tín dụng được nới rộng thêm, DN có thể tiến hành liên kết với các hộ trồng thanh long để chế biến các sản phẩm từ trái thanh long.

Theo ông Nguyễn Kim Thài, GĐ Agribank Chi nhánh tỉnh Long An, hệ thống Agribank ở Long An luôn mạnh tay đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Đến hết năm 2017, tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Long An là 15.769 tỷ đồng (tăng 21% so với đầu năm, thì co tới 96,1% là dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Được, PCT UBND tỉnh Long An đánh giá cao vai trò của Agribank vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh và mong muốn Agribank tiếp tục gắn bó chặt chẽ, đồng hành cùng nông dân, tham gia hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình lớn về nông nghiệp của tỉnh như cánh đồng lớn, chuỗi giá trị nông sản…
SƠN TRANG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại911,069
  • Tổng lượt truy cập92,084,798
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây