Học tập đạo đức HCM

“Vua” tắc kè tuổi 20

Thứ hai - 04/04/2016 04:40
Mới 27 tuổi, nhưng Ngọc Văn Viên (ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) lại được biết đến với biệt danh “vua tắc kè”. Viên là người đã mang tắc kè từ nơi hoang dã về thuần hóa và nhân giống thành trang trại chăn nuôi lớn hiếm có ở miền Bắc.
Quyết tâm tìm hướng đi mới

Qua lời giới thiệu, chỉ dẫn của ông Ngọc Tiếu Lệ - Chủ tịch UBND xã Long Sơn, chúng tôi đã nhanh chóng tìm được trang trại của vị “vua tắc kè” độc đáo này. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh chia sẻ, cơ duyên tắc kè đến với anh cũng rất tình cờ. Khi còn trong quân ngũ, đơn vị anh đóng ở gần các khu rừng Tây Nguyên, hàng đêm đi gác anh thường xuyên nghe tắc kè kêu. “Nhiều đêm nghe tắc kè kêu, tôi chợt nảy sinh ý định sau này xuất ngũ sẽ lên rừng bắt nó về phục vụ mình” – anh Viên nhớ lại.

 

 

Anh Ngọc Văn Viên. Ảnh: Trần Quang

 

Nghĩ là làm, đầu năm 2011, sau khi­­­ xuất ngũ, anh Viên đi khắp nơi mua giống tắc kè về nuôi. Anh kể: “Đêm trước khi đi mua tắc kè, mọi người trong gia đình đều cản, khuyên tôi ở nhà làm ruộng, nhưng tôi nghĩ phải tìm hướng đi mới mới có hiệu quả, nên sáng hôm sau tôi vẫn quyết định về Hà Nội mua giống”.

Năm đầu anh Viên chọn mua 140 con tắc kè giống, với giá 100.000 đồng/con, hết 14 triệu đồng. Mua được giống, chàng trai trẻ hào hứng mang về nuôi. Nào ngờ, mới thả nuôi được nửa năm, cả đàn tắc kè giống lăn ra chết hàng loạt. “Tìm lượm xác tắc kè mang bỏ đi mà lòng đau như bị cắt từng khúc ruột, lúc đó tôi mới thực sự thấy thấm thía bài học thất bại đầu đời” – anh Viên nhớ lại.

Sau ngày thất bại, anh Viên không gục ngã mà tìm tới các trang trại nuôi tắc kè hỏi kinh nghiệm chăn nuôi nhằm tìm ra nguyên nhân khiến tắc kè chết.

Cuối năm 2011, anh Viên mạnh dạn vay mượn bạn bè được gần 10 triệu đồng, rồi tìm về một trang trại chăn nuôi tắc kè ở Nam Định theo học kỹ thuật nhiều ngày mới quyết mua thêm 80 con giống về nuôi.

Nhờ có kỹ thuật, đàn tắc kè giống được anh Viên chăm sóc phát triển tốt và nhanh chóng sinh sản. Đến giữa năm 2012, trang trại tắc kè của gia đình bắt đầu cho thu đồng lãi đầu tiên.

Trong quá trình nuôi, anh Viên phát hiện giống tắc kè địa phương rất có chất lượng lại đang hiếm trên thị trường. Anh Viên đã đến các xã vùng cao của huyện Sơn Động, tìm nhà các hộ dân có tắc kè sống, đặc biệt là các tay săn tắc kè để mua lại về nhân giống. “Do là loại tắc kè quý hiếm nên giá đắt gấp nhiều lần so với tắc kè thường, mà bà con cũng không muốn bán nên việc mua gặp rất nhiều khó khăn” – anh Viên nhớ lại.

Sau nhiều tháng bám dân, bám rừng, anh Viên cũng gom mua được hơn 100 con, với giá 300.000 đồng/con. Cùng với việc mua giống, anh Viên đầu tư xây dựng lại chuồng trại theo kiến trúc kết hợp giữa chuồng nuôi và khu sân chơi với đủ các cây xanh, mái che chống nóng tạo không gian rất gần gũi với tự nhiên. “Muốn quy phục được loài tắc kè này, việc đầu tiên phải có khu nuôi chuẩn, hòa hợp với thiên nhiên, sau đó mới cần đến bàn tay chăm sóc của người nuôi”– “vua tắc kè” tiết lộ.

Cũng theo anh Viên, là con đặc sản, có nhiều người nuôi nhưng đa phần là tự phát, nuôi không hiểu kỹ thuật nên thường thất bại. “Kinh nghiệm đơn giản nhất mà người nuôi cần phải biết là mùa sinh sản của tắc kè kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11 hàng năm. Ngoài việc cung cấp đủ dế mèn, nước uống, các chủ trang trại cần phải chú ý ghép đàn theo tỷ lệ chuẩn là 1 đực và 4 cái, tắc kè mới có thể sinh sản tốt và nhân đàn nhanh” – anh Viên chia sẻ.

Mới đây anh Viên đưa vào nuôi tắc kè gai đen (hay còn gọi là tắc kè miền Bắc), chúng cũng nhanh chóng thích nghi và phát triển tốt.

Giúp nhau cùng tiến

Anh Viên cho biết, tắc kè gai đen dù trọng lượng nhỏ, nhưng giá thị trường luôn cao gấp nhiều lần tắc kè miền Nam, vào khoảng 250.000 - 350.000 đồng/con. “Hiện, trang trại của tôi đang nuôi trên 1.000 con tắc kè gai đen, gồm cả giống và thương phẩm nhưng cũng không đủ hàng để cung cấp cho khách” – anh Viên bộc bạch.

 

 

Anh Viên (giữa) chọn bắt tắc kè giống bán cho khách hàng. Ảnh: Trần Quang

 

Lý giải về việc tắc kè gai đen có giá “khủng”, anh Viên cho rằng bởi loài này sống ở miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, kiếm ăn, tích trữ chất dinh dưỡng trong các tháng mùa hạ, thu, xuân để dùng vào 3 tháng “ngủ đông” (mùa đông tắc kè không hoạt động, không ăn uống) nên trong cơ thể có rất nhiều chất dinh dưỡng quý. Vì vậy tắc kè đen được người tiêu dùng ưa chuộng hơn loài tắc kè miền Nam.

Để đàn tắc kè có đủ thức ăn, anh Viên xây dựng hẳn một khu nhà riêng nhân nuôi dế mèn. Hàng ngày anh chỉ mất vài chục phút “phục vụ” tắc kè, còn lại thời gian anh dành để chăm sóc vợ và cậu con trai đầu lòng mới sinh của mình. “Tuy công việc rất nhẹ nhàng, thời gian bỏ ra ít, nhưng mỗi năm tôi thu về cả trăm triệu chứ không ít đâu” – anh Viên chia sẻ.

Mới 27 tuổi, nhưng vị “vua tắc kè” đất Bắc này đã nổi tiếng khắp nước, khách hàng từ khắp nơi tìm đến, nhiều người mua giống, học kỹ thuật về làm giàu. Ngày đầu tháng 3 vừa qua, trời mưa giá rét, nhưng vợ chồng anh Vi Văn Nghĩa (30 tuổi) ở xã Chi Phương, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn vẫn bắt xe khách, xe ôm xuống trang trại Ngọc Viên mua giống. Mới đến trang trại lần đầu, nhưng anh Nghĩa và vợ đã quyết định bỏ tiền mua hơn 20 con tắc kè giống loại 1 về nuôi. “Đây là loài có thị trường tiềm năng và rất phù hợp với khí hậu ở địa phương nên tôi quyết mua về nuôi thử nghiệm, chắc chắn sẽ thành công” - anh Nghĩa cho biết.
 

Vừa tìm bắt con giống cho anh Nghĩa, anh Viên vừa tỉ mỉ hướng dẫn đủ các kỹ thuật cần thiết. “Muốn nuôi được con gì thì trước nhất mình phải có tâm, bán cho khách hàng cũng thế, phải giữ uy tín, phải bảo đảm, bảo hành cho người ta đến khi họ có lãi mới yên tâm” – anh Viên chia sẻ.

Từ ngày thành công với nghề, anh Viên không nhớ đã giúp đỡ, hỗ trợ giống, dạy nghề cho bao nhiêu hộ nghèo trong vùng, nhưng những người được anh giúp đến nay đều có thu nhập ổn định. Đáng chú ý nhất phải kể đến anh Hoàng Văn Vui (29 tuổi) cùng thôn Thượng, xã Long Sơn. Bị dị tật chân bẩm sinh, tưởng rằng không thể hòa nhập với xã hội, nhưng được sự giúp đỡ, hỗ trợ giống của anh Viên, đến nay, anh Vui đã tự “đứng lên” làm giàu cho mình.

Chia sẻ về hướng phát triển trong tương lai, anh Viên cho biết, nếu không có gì thay đổi, khoảng 5 đến 10 năm nữa, gia đình anh sẽ xây dựng nhà máy chế biến tắc kè nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước hiện đang rất khan hiếm.

Trần Quang
Nguồn: Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập617
  • Hôm nay98,309
  • Tháng hiện tại834,419
  • Tổng lượt truy cập93,212,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây