Học tập đạo đức HCM

Xã Quỳnh Bá (Quỳnh Lưu): Năng động xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 22/08/2017 03:24
Tháng 8, trong không khí cả nước nô nức hướng về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhân dân Quỳnh Bá (Quỳnh Lưu) có thêm niềm vui mới khi xã chuẩn bị đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đó là thành quả đáng tự hào sau 6 năm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Quỳnh Bá.

Giải quyết việc làm từ nhiều ngành nghề

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Linh đang tích cực chỉ đạo mọi việc chuẩn bị cho ngày quan trọng của địa phương: Đón nhận Bằng đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) vào ngày 19/8. Chính vì vậy, ông giao cán bộ phụ trách NTM dẫn chúng tôi tham quan làng quê có nhiều đổi mới. Dẫn chúng tôi đi trên những con đường đổ bê tông sạch đẹp qua các cụm dân cư. Dọc hai bên thấp thoáng những ngôi nhà mái ngói cao tầng khang trang. Mỗi người dân chúng tôi gặp đều hiện rõ niềm tự hào của quê hương đang trên đà đổi thay. 

Một góc khu dân cư của xã Quỳnh Bá (Quỳnh Lưu). Ảnh: Xuân Hoàng
Một góc khu dân cư của xã Quỳnh Bá (Quỳnh Lưu). Ảnh: Xuân Hoàng

Anh Nguyễn Khắc Khang, cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới của xã đi cùng cho biết: Quỳnh Bá có Quốc lộ 48B và Tỉnh lộ 537B đi qua, thuận lợi cho việc giao lưu, dịch vụ buôn bán, qua lại giữa các xã vùng bãi ngang bãi dọc và trung tâm huyện, tạo điều kiện cho nhiều hộ buôn bán, nghề TTCN phát triển cho thu nhập cao. Các nghề sản xuất mộc mỹ nghệ, cơ khí, gò hàn, nhôm kính... làm ra nhiều sản phẩm phong phú, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng của nhân dân trong và ngoài xã. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng tạp hóa, thức ăn chăn nuôi, nhà hàng ăn uống cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ. 

Ngoài ra, địa phương còn có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm từ hàng chục năm qua. Hiện tại địa phương có 12 trang trại chăn nuôi vịt, gà và chuyên sản xuất con giống cung ứng cho thị trường trong, ngoài huyện. Bởi vậy, ngoài thu nhập từ trồng lúa, người dân nơi đây còn thu nhập cao bằng nghề chăn nuôi.

Anh Nguyễn Khắc Khang hồ hởi dẫn chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi vịt của anh Phan Văn Thắng ở xóm 2. Đây là trang trại chăn nuôi vịt lớn nhất trên địa bàn Quỳnh Bá hiện nay. Qua đoạn đường đê, chúng tôi bước vào khu vực trang trại vịt của gia đình anh Thắng. Trước mắt chúng tôi là 2 hệ thống ao kết hợp nuôi vịt và thả cá, trong dãy nhà cấp bốn là 8 lò ấp trứng, một số nhân công đang tích cực xếp, đảo trứng.

Ông Thắng cho biết, hiện tại trang trại có 4.000 vịt đẻ, mỗi ngày trang trại bán ra thị trường gần 1.000 con vịt giống và hàng trăm quả trứng vịt lộn, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động. Ngoài thu nhập chính từ nuôi vịt giống, anh Thắng còn tận dụng hệ thống ao nước để nuôi thả cá, mỗi năm còn có khoản thu nhập khá. Còn hộ anh Nguyễn Xuân Chung, ở xóm 1 được nhiều người biết đến với gia trại chăn nuôi gà, vịt. Đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng chuồng trại và lắp đặt các hệ thống làm mát, cung cấp nước uống, thức ăn... đàn gà, vịt của anh Trung luôn duy trì trên dưới 2.000 con, mỗi tháng sản xuất hàng chục nghìn con gà, vịt giống, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Trang trại chăn nuôi vịt của gia đình anh Phan Văn Thắng, xóm 2, xã Quỳnh Bá. Ảnh: Xuân Hoàng
Trang trại chăn nuôi vịt của gia đình anh Phan Văn Thắng, xóm 2, xã Quỳnh Bá. Ảnh: Xuân Hoàng

Xây dựng NTM từ sự đồng thuận của người dân

Ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bá, phấn khởi cho biết: Phong trào “Quỳnh Bá chung sức xây dựng NTM” có sức lan tỏa sâu rộng, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu. Cách làm của xã là chỉ đạo quyết liệt, cụ thể trong lộ trình xây dựng NTM; giao nhiệm vụ cho từng ban ngành, chức năng của ban, ngành nào thuộc tiêu chí nào phải tập trung chỉ đạo, thường xuyên báo cáo kết quả và vướng mắc cần tháo gỡ cho Đảng ủy, chính quyền xã.

Từ đó, cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường, trạm y tế... được đầu tư với lộ trình chắc chắn. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được tăng cường, văn hóa truyền thống được khôi phục, diện mạo nông thôn có sự đổi thay, các tầng lớp nhân dân đồng thuận, góp công, góp của, hiến đất..., tự tháo dỡ  công trình để xây dựng NTM”.

Qua 6 năm, với tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo, vượt mọi khó khăn thách thức của tập thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà, với sự giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể cấp trên, Quỳnh Bá đạt được nhiều kết quả trên các mặt: Đảm bảo tính khoa học trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phương hiện tại và trong tương lai.

Định hướng được các lĩnh vực kinh tế, ngành nghề mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển có hiệu quả. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Chợ, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, cơ sở vật chất văn hóa được xây dựng khang trang ngày càng hoàn thiện. Công tác vệ sinh môi trường được mỗi người dân quan tâm hơn, ngày càng xanh, sạch đẹp.  Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, đời sống của nhân dân được nâng lên cả vật chất và tinh thần. An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ổn định, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, Người dân vui tươi, phấn khởi ra sức thi đua xây dựng cuộc sống mới ngày càng tươi đẹp văn minh.

Để Quỳnh Bá đạt được xã chuẩn NTM, bài học kinh nghiệm mà địa phương rút ra được sau 6 năm thực hiện là có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị của địa phương từ xã đến thôn và sự đồng thuận ủng hộ của toàn thể nhân dân. Trên cơ sở đó, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động tối đa mọi nguồn lực trong  quá  trình xây dựng NTM; tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH.

Quá trình đó, xã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong quá trình xây dựng NTM. Đảng ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể luôn chủ động đề ra được các chủ trương, nghị quyết, chính sách phù hợp, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Luôn nêu cao và phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Cùng đó là sự giúp đỡ quý báu của các cấp ngành, huyện, tỉnh, Trung ương để Quỳnh Bá về đích NTM.

Xã Quỳnh Bá đã huy động nguồn lực vào xây dựng NTM hơn 183 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 32 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 32,6 tỷ đồng; ngân sách huyện: 5,3 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 18 tỷ đồng; Đóng góp của nhân dân: 30,2 tỷ đồng; nhân dân tự đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa: 64,9 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,7% (năm 2010) xuống còn 2,2 % (năm 2016). Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 36 triệu đồng/năm, tăng gấp 3,5 lần với năm 2010. 


Tác giả bài viết: Xuân Hoàng

Nguồn tin: www.baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,645
  • Tổng lượt truy cập92,652,309
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây