Học tập đạo đức HCM

'Quả ngọt đầu mùa' từ bàn tay và khối óc của tri thức trẻ

Thứ ba - 22/08/2017 00:06
Ở huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) có 7 đội viên trí thức trẻ được tuyển chọn về làm phó chủ tịch xã. Sau 5 năm, nhiều bản làng Đakrông đã đổi thay nhờ cách làm việc khoa học của các cán bộ trẻ này.

Đất lành chim đậu

Anh Nguyễn Minh Luận, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của xã Ba Lòng nhớ lại ngày đầu nhận nhiệm vụ. Mới tốt nghiệp ĐH Nông Lâm Huế, là người từ huyện đồng bằng Triệu Phong lên công tác ở một xã miền núi xa xôi với bao lạ lẫm.

17-09-07_pho_chu_tich_1
Phó Chủ tịch xã Ba Lòng Nguyễn Minh Luận nói về thế mạnh nông nghiệp của xã

Ngày ngày anh Luận tự nấu cơm ăn ngay tại trụ sở UBND xã. Nằm vùng như vậy nhưng anh Luận vẫn thấy xa dân, chưa hiểu được dân nhiều, thế là anh xin về ở trọ trong nhà dân 3 năm. Ngày đi làm việc ở cơ quan, đêm đến anh về từng bản làng, thôn xóm tìm hiểu tình hình SX, sinh hoạt của bà con...

Xã Ba Lòng có 10 thôn, bản với hơn 3 ngàn dân, kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Sau khi nắm rõ thực tế cũng như vận dụng kiến thức đã được học, anh Luận phát hiện ra điểm nghẽn của kinh tế Ba Lòng chính là trồng trọt và chăn nuôi tự cung, tự cấp.

Vì vậy, anh tham mưu Chủ tịch xã, vận động bà con thay đổi quan niệm, tập quán sản xuất lạc hậu. Từng bước áp dụng KHKT, chuyển sang thâm canh các cây, con chủ lực như đậu xanh, ngô, lạc..., chủ động trồng lúa nước để đảm bảo lương thực, quy hoạch lại chăn nuôi trâu, bò, dê nuôi nhốt thay vì thả hoang và đặc biệt là phát triển nghề trồng rừng.

Hôm gặp tôi anh Luận khoe Ba Lòng hóa thành đất lành của đời anh. Tại đây anh làm quen với cô giáo Nguyễn Thị Thu Sương. Hai người đã kết hôn vợ chồng và sinh được cậu con trai 15 tháng tuổi. Bây giờ anh Luận vẫn giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã.

Quyết tâm của anh Luận đã mang lại kết quả. Liên tiếp nhiều vụ lúa ở Ba Lòng được mùa, năng suất cao. Ra đường mọi người ai cũng nhắc đến cán bộ Luận. Khi biết tin anh Luận chỉ công tác tại xã trong 5 năm rồi chuyển đi nơi khác, bà con đã kiến nghị cấp trên cho anh Luận ở lại tiếp tục làm cán bộ xã.  

24 mô hình chăn nuôi

Anh Nguyễn Đức Linh bây giờ là Phó Bí thư Huyện đoàn Đakrông. Tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND xã Mò Ó, phụ trách lĩnh vực kinh tế- nông nghiệp rất phù hợp chuyên môn của một tân sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế. Hành trang vào đời của anh ban đầu chỉ có tri thức, niềm đam mê và khát vọng, chứ chưa hút kinh nghiệm nào.

Làm Phó Chủ tịch xã Mò Ó mà cái gì cũng bỡ ngỡ. Những kiến thức học được ở trường mang ra bày bà con họ phản đối rào rào vì họ nói trước nay không ai bày cách làm như vậy. Thuyết phục bà con không nghe, tối về nằm nghĩ mãi tìm cách để ngày mai lại thuyết phục tiếp cho bà con hiểu được ý tưởng và lòng chân tình của mình.

Cuối cùng, bà con dân bản cũng nghe theo Linh. Đầu tiên là trồng cỏ nuôi bò. Mỗi hộ dân được huyện hỗ trợ 2 con bò. Anh Linh vận động người dân làm chuồng nuôi bò nhốt và thức ăn từ cỏ được trồng, chứ không được thả bò rông ngoài rừng.

Từ hộ ban đầu đồng ý xây chuồng nuôi bò, các hộ khác trong xã nhìn theo, hưởng ứng. Cuối cùng 24 hộ nuôi bò nhốt. Sau 5 năm, thực hiện mô hình này đã có 20/24 hộ thoát nghèo.

Ngoài nuôi bò, anh Linh hướng bà con nuôi dê, nuôi heo, trồng rừng kinh tế. Nhìn lại chặng đường của mình, anh Linh thừa nhận kinh nghiệm học hỏi được từ thực tế làm công tác chỉ đạo ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng giúp anh tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mới sau này.

Tháng 4/2017 vừa rồi, anh Linh được huyện điều động, phân công giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện đoàn Đakrông, nhiệm kỳ 2012- 2017 và tại đại hội Đoàn mới đây, anh Linh đã tái cử làm Phó Bí thư Huyện đoàn nhiệm kỳ 2017-2022.  

Từ viên phân bón dúi sâu

Cũng như hai Phó Chủ tịch xã đã nói trên, chị Đỗ Thị Thanh Tình là đội viên đội trí thức trẻ được phân công về làm Phó Chủ tịch xã Hướng Hiệp. Chị tốt nghiệp ĐH Kinh tế Huế, chuyên ngành NN- PTNT.

17-09-07_pho_chu_tich_2
Hai Phó Chủ tịch xã Nguyễn Đức Linh và Đỗ Thị Thanh Tình được điều lên huyện, giữ chức vụ cao hơn

Sau khi tiếp cận công việc, chị Tình nhận thấy Hướng Hiệp có lợi thế chăn nuôi nhưng bà con lâu nay cứ thả rông trâu bò nên chưa phát huy được. Chị định hướng cho bà con chăn nuôi tập trung, bỏ dần tập quán thả rông. Chị dạy bà con làm chuồng trại, trồng cỏ cho trâu bò, bà con thấy thiết thực nên hưởng ứng.

Ông Hồ Ai Can ở thôn Pa Loang cho biết, nếu không có sự giúp đỡ của Phó Chủ tịch Tình thì bây giờ gia đình ông không thể có gia trại với 40 con dê và heo như thế này. Gia đình biết ơn cán bộ Tình nhiều lắm. Hiện ở thôn Pa Loang có 6 hộ lập được gia trại chăn nuôi như ông Pa Loang, mỗi gia trại rộng 4- 5 ha.

Điểm nhấn thứ hai của chị Tình là lập tổ sản xuất phân viên dúi để bón cho lúa. Xã Hướng Hiệp có 140 ha lúa nước, chiếm ¼ diện tích lúa nước huyện Đakrông. Vì trồng lúa quảng canh nên năm nào năng suất cũng thấp.

Sau khi nghiên cứu thực tế đồng ruộng, chị Tình nhận thấy ở miền núi ruộng bậc thang, khi sản xuất lúa, bà con bón phân tràn lan giữa ruộng nên bị nước mang đi hết các chất dinh dưỡng, cây lúa không hấp thụ kịp.

Chị hướng dẫn người dân sản xuất phân bón viên dúi, có nghĩa nén phân N-P-K thành từng viên rồi dúi xuống ruộng lúa để phân thấm dần trong đất, không bị trôi đi. Nhưng cũng thuyết phục mãi bà con mới chịu nghe. Sau vụ đầu tiên nhờ bón phân dúi, kiểm soát được vi chất cho cây lúa nên ruộng lúa cho năng suất cao, từ chỗ 29 tạ/ha tăng lên đến 42 tạ/ha. Bây giờ mô hình bón phân dúi được áp dụng rộng rãi cho nhiều xã khác.

Nhờ những dấu ấn sáng tạo để lại tại xã Hướng Hiệp, tháng 6/2016, chị Tình được Huyện ủy Đakrông phân công về nhận nhiệm vụ Phó Trưởng ban Kinh tế- Xã hội của HĐND huyện Đakrông.

Bà Ly Kiều Vân, Bí thư Huyện ủy Đakrông nhận xét: Mặc dù cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm nhưng nhược điểm này được đổi lại bằng ưu điểm nổi trội, là họ được trang bị đầy đủ kiến thức trên các lĩnh vực đời sống, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính.

Cùng với sức trẻ là phương pháp làm việc tích cực, khoa học, hiện đại. Nhiều mô hình kinh tế như trồng cỏ nuôi bò nhốt, chăn nuôi gia trại, thâm canh sản xuất, trồng rừng kinh tế, trồng lúa nước... do các trí thức trẻ cùng người dân thực hiện. Đó là những “quả ngọt đầu mùa” từ bàn tay và khối óc của cán bộ trẻ.

LÂM QUANG HUY/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay65,058
  • Tháng hiện tại895,785
  • Tổng lượt truy cập92,069,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây