Học tập đạo đức HCM

Kỳ lạ nghề cưỡi ngựa bắt tôm ở xứ sở của chocolate

Thứ hai - 21/08/2017 23:20
Từ thế kỷ 13, 14, người dân tại một thị trấn nhỏ ở Bỉ đã hình thành nghề đặc biệt: cưỡi ngựa để bắt tôm. Sau đó, nó trở thành nét văn hóa truyền thống và lưu truyền tới ngày nay. Tuy nhiên, những người theo nghề còn lại khá thưa thớt.

Sáng sớm, nếu đi dọc những bãi biển đầy cát của Oostduinkerke, một trong những tỉnh nằm ở phía tây của Bỉ, du khách sẽ nhìn thấy cảnh tượng đặc biệt. Đó là những người ngư dân ngồi trên lưng ngựa kéo, ra biển bắt tôm. Nghề truyền thống này có từ rất lâu đời, từ thế kỷ 13, 14 và được gìn giữ cho đến ngày nay.

Người ngư dân trước đó phải huấn luyện ngựa học cách di chuyển giữa làn nước, đi qua lớp cát. Họ đánh bắt tôm từ tấm lưới phía sau lưng ngựa. Nghề này từng rất thịnh hành từ hàng trăm năm trước, xuất hiện ở các bờ biển thuộc Pháp, Hà Lan và cả Anh, nhưng mai một dần khi những công nghệ mới xuất hiện, phù hợp với thời đại đánh bắt cá hàng loạt. Người ngư dân cũng dần dỡ bỏ lưới khỏi lưng ngựa.

 ky la nghe cuoi ngua bat tom o xu so cua chocolate hinh anh 1

Những con ngựa bị cắt cụt đuôi để tiện di chuyển.

Ngày nay, chỉ còn một nơi duy nhất trên thế giới vẫn tồn tại việc đánh bắt tôm trên lưng ngựa. Đó là thị trấn ven biển Oostduinkerke. Mùa đánh bắt thường kéo dài từ tháng 3 đến cuối tháng 11 hàng năm. Từ sáng sớm, những người ngư dân bắt đầu ngày với với nhiều thiết bị cần thiết, từ gậy bằng gỗ lớn tới lưới đánh cá, giỏ đựng, đồ dùng và không thể thiếu người bạn đồng hành là những chú ngựa.

Những con ngựa khỏe thuộc giống Brabant, có sức bền bỉ chịu được sóng biển và thồ hàng kg hàng hóa. Để thuận tiện di chuyển trong nước, trước kia người ta còn cắt sạch đuôi ngựa. Nhưng rồi hành động này bị coi là vô nhân đạo và bị cấm.

 ky la nghe cuoi ngua bat tom o xu so cua chocolate hinh anh 2

Mẻ tôm bắt được từ sáng sớm.

Việc đánh bắt tôm trên biển thường kéo dài vài tiếng, phụ thuộc và thời điểm trước và sau thời gian khi thủy triều thấp. Biển Oostduinkerke là nơi rất lý tưởng để đánh bắt tôm, đặc biệt là loài tôm xám Crangon. Khi đó, người ngư dân trong trang phục quần áo cao su màu cam quyên thuộc, dùng các thiết bị để đánh bắt.

Một chiếc giỏ đan lớn được gắn vào hông hai bên của yên ngựa. Những chú ngựa đi tốc độ ổn định và vừa phải xuống biển. Việc đánh bắt kéo dài chừng nửa giờ rồi những chú ngựa sẽ lên bờ nghỉ ngơi. Trong khi đó, người nông dân kéo lưới lấy tôm. Những sinh vật biển khác mắc vào lưới sẽ được đưa về biển như cũ.

 ky la nghe cuoi ngua bat tom o xu so cua chocolate hinh anh 3

Người ngư dân lọc bỏ để lấy tôm.

Ngày nay, các gia đình ở Oostduinkerke vẫn cố lưu truyền nghề. Họ giới thiệu về lịch sử, chia sẻ bí quyết, kỹ năng với lớp trẻ từ những làng xung quanh. Qua đó, giúp thế hệ sau hiểu rõ tầm quan trọng của nghề truyền thống. Năm 2013, nghề cưỡi ngựa bắt tôm được liệt kê trong danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO.Ngày nay, đến dịp hè hàng năm, hàng ngàn du khách lại xuất hiện ở đây để tham dự ngày lễ hội tôm được tổ chức thường niên. Trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có cuộc diễu hành tổ chức trên đường phố Oostduinkerke. Đồng thời, đây cũng là cơ hội du khách thưởng thức món ăn chế biến từ tôm theo cách nấu của người địa phương.

 ky la nghe cuoi ngua bat tom o xu so cua chocolate hinh anh 4

Mô hình người ngư dân cưỡi ngựa bắt tôm được dựng ở phía ngoài thị trấn.

 
Theo Hoàng Hà (Dân trí)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay54,598
  • Tháng hiện tại227,833
  • Tổng lượt truy cập88,906,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây