Học tập đạo đức HCM

"Cầu nối" liên kết sản xuất thực phẩm an toàn

Thứ ba - 22/08/2017 03:17
Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ hội viên nông dân về vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm sản xuất theo hướng tập trung, đảm bảo nông sản an toàn.


Đặc biệt, Hội còn xây dựng, mở rộng các mô hình liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp), qua đó thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn cho người nông dân...

Xây dựng các mô hình điểm

Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm nay, nhưng HTX Na dai Đông Triều (xã Việt Dân) đang trở thành “địa chỉ vàng” liên kết bền vững giữa 27 hội viên trong HTX với nhau. Hiện nay, HTX Na dai Đông Triều trồng hơn 10ha na và một số loại cây ăn quả khác như bưởi, cam. Năm 2016, HTX đã cung cấp gần 200 tấn quả sạch các loại tiêu thụ ra thị trường.

Nhờ liên kết sản xuất chặt chẽ bước đầu sản phẩm na dai của các hộ trồng na trong HTX Na dai Đông Triều (xã Việt Dân) đã có đầu ra tiêu thụ ổn định.
Nhờ liên kết sản xuất chặt chẽ bước đầu sản phẩm na dai của các hộ trồng na trong HTX Na dai Đông Triều (xã Việt Dân) đã có đầu ra tiêu thụ ổn định.

Ông Nguyễn Xuân Long, Giám đốc HTX Na dai Đông Triều, cho biết: Nhờ HND các cấp và địa phương hỗ trợ tuyên truyền, vận động 27 hội viên mới mạnh dạn đứng ra liên kết thành lập được HTX. Ngay sau khi đi vào hoạt động, chúng tôi đã xác định mục tiêu chính của HTX là tổ chức mô hình liên kết sản xuất an toàn làm thước đo cho sự phát triển... Trước đây, khi chưa có HTX, việc liên kết sản xuất của những hộ trồng na khá rời rạc theo kiểu mạnh ai nấy làm, gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây na, khiến đầu ra sản phẩm rất bấp bênh. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm tham gia vào HTX, các hộ trồng na đã yên tâm bởi họ được HND các cấp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bao tiêu sản phẩm.

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, chúng tôi còn được HND tỉnh kết nối tham gia vào dự án Agriterra Hà Lan tài trợ. Dự án đã hỗ trợ nông dân nâng cao khả năng kinh doanh, đặc biệt còn giúp bà con xã viên nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc liên kết phát triển sản xuất nông sản an toàn. Từ đó, việc tổ chức, sắp xếp lại mối liên kết theo quy trình an toàn từ khâu sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm trong HTX đã được hệ thống lại một cách bài bản hơn. Đến nay, 100% số hộ trong HTX đều ký cam kết thực hiện liên kết sản xuất na an toàn, đặc biệt, thương hiệu na dai của HTX ngày càng được nhiều cửa hàng, thương lái tìm đến đặt mua. Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục phối hợp cùng HND các cấp xây dựng thương hiệu na dai Đông Triều trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng cho HTX.

Nhằm đẩy mạnh vận động phát triển các hình thức liên kết sản xuất theo quy trình kỹ thuật an toàn, tính từ đầu năm đến nay, các cấp hội đã xây dựng được 8 HTX, 10 tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, 9 CLB ngành nghề theo mô hình liên kết sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm. Những mô hình này đang được hội tập trung tuyên truyền giúp các hội viên liên kết sản xuất chặt chẽ theo quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm. Song song với đó, 7 tháng đầu năm nay, HND tỉnh còn phối hợp với các đơn vị tổ chức 9 buổi tuyên truyền tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 1.000 hội viên nông dân các cấp tham gia. Ngoài ra, phối hợp với Dự án Agriterra Hà Lan tổ chức được 4 khoá tập huấn nâng cao năng lực quản lý HTX nông nghiệp Mycop cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của 14 HTX (Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Tiên Yên) với 46 học viên tham gia. Thông qua các hoạt động tuyên truyền lồng ghép trên đã nâng cao nhận thức cho bà con về liên kết chuỗi sản phẩm sạch, qua đó thúc đẩy việc liên kết hợp tác phát triển sản xuất an toàn giữa “4 nhà” với nhau.

Hướng tới liên kết, hợp tác bền vững

Mặc dù thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, dự án hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất thực phẩm an toàn cho bà con nông dân, tuy nhiên do quy mô sản xuất của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu gắn kết chặt chẽ, đặc biệt việc tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định khiến mô hình liên kết chưa phát huy được hiệu quả. Vì vậy, vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất hiện nay trong khâu liên kết chính là bài toán bao tiêu sản phẩm ổn định cho người nông dân. Để giải được bài toán này, cần phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, xoá bỏ tính tự phát, manh mún nhỏ lẻ. Đồng thời tiếp tục mở rộng khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa nhà nông với các nhà doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh...

Để gỡ khó bài toán về vốn đầu tư sản xuất phát triển mô hình liên kết sản xuất an toàn, HND tỉnh đã kết nối giúp nông dân tiếp cận nhiều nguồn vốn vay từ các kênh ngân hàng khác nhau. Tính từ đầu năm đến nay, Hội đã giải ngân 3,2 tỷ đồng cho 7 dự án: Nuôi bò sinh sản tại Đầm Hà; nuôi gà thịt Đầm Hà; nuôi cua thịt Tiên Yên; nuôi lợn thịt tại Cẩm Phả; trồng na Đông Triều; nuôi cá chép thương phẩm Đông Triều và nuôi lợn Móng Cái. Ngoài ra, thông qua Quỹ hỗ trợ nông dân đã giải ngân 1,3 tỷ đồng hỗ trợ cho 24 hộ nông dân vay triển khai 3 dự án phát triển sản xuất tập trung như: Dự án trồng cây cam V2 tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà; dự án chăn nuôi gà thịt tại xã Dực Yên, huyện Đầm Hà và dự án nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp tại phường Hải Hoà, TP Móng Cái.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Thanh, Phó Chủ tịch HND tỉnh, cho biết: Nhằm tháo gỡ những khó khăn và tạo sự liên kết giữa “4 nhà” theo hướng phát triển bền vững, thời gian tới, HND tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm hoạt động có hiệu quả. Hội tiếp tục hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; tăng cường tập huấn kiến thức về sản xuất theo quy trình an toàn; kỹ năng bán hàng, tiêu thụ nông sản cho các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, mô hình liên kết chuỗi cung ứng hàng hoá. Ngoài ra, Hội sẽ đẩy mạnh hoạt động kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn cho người nông dân. Trong đó, từ tháng 9 đến tháng 11-2017, Hội sẽ phối hợp với các địa phương tập trung tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2017 tổ chức tại Siêu thị Big C Hạ Long (từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần).

Tác giả bài viết: Phạm Tăng

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập705
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,113
  • Tổng lượt truy cập93,178,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây