Học tập đạo đức HCM

An Giang: Độc đáo tranh làm từ lá của thứ cây 20 năm mới "chửa đẻ" vùng Bảy Núi là sản phẩm OCOP 4 sao

Thứ sáu - 02/04/2021 10:09
Một nghệ nhân ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang đã biến những thứ tưởng chừng rất tầm thường là lá thốt nốt thành những bức tranh nghệ thuật sinh động, đa sắc màu, làm phong phú thêm dòng tranh nghệ thuật, được khách hàng cả nước yêu thích. Cây thốt nốt sau khi trồng 20 năm mới cho trái...

Thổi hồn lên lá thốt nốt

Đó là nghệ nhân Võ Văn Tạng, 78 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ông chia sẻ, ông yêu thích vẽ tranh từ lúc nhỏ, đến khi tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, đi làm ông vẫn giữ niềm đam mê hội họa. Năm 2003, khi về hưu, ông Tạng đã dành toàn thời gian thực hiện đam mê, ông vẽ tranh và mở lớp nhận học trò, dạy miễn phí cho các cháu bị khuyết tật.

Độc đáo tranh từ lá thốt nốt của nghệ nhân vùng Bảy Núi được công nhận sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng vẽ tranh trên lá thốt nốt bằng bút lửa

Cây thốt nốt là loại cây đặc trưng vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, là người con xứ Bảy Núi cây thốt nốt là tuổi thơ, là quê hương của ông. 

Nhưng trước đó ông cũng như nhiều du khách chỉ biết thốt nốt là loại đặc sản ẩm thực vì nước thốt nốt, cơm có hương vị rất đặc biệt. Nhưng khi tìm hiểu loại cây này, ông Tạng rất lý thú khi biết lá thốt nốt để lâu không bị hư hỏng và lá cây không bị mối mọt, chuột bọ cắn phá. Khi khám phá ra công dụng kỳ diệu của lá thốt nốt, ông Tạng đã tìm tòi nghiên cứu dùng làm nguyên liệu sáng tác tranh, ảnh.

Ông Tạng nhớ lại, lúc đó bản thân gặp rất nhiều khó khăn vì hầu như ít họa sĩ nào sử dụng lá thốt nốt làm nguyên liệu vẽ tranh. Qua nhiều tháng nghiên cứu, ông Tạng nắm rõ bí quyết muốn dùng bút lửa vẽ lên lá thốt nốt thì phải chọn lá non đủ tuổi, nếu lá quá già hoặc non quá khi vẽ sẽ hư ngay hoặc không tạo nền đẹp.

Độc đáo tranh từ lá thốt nốt của nghệ nhân vùng Bảy Núi được công nhận sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Những bức tranh của nghệ nhân Võ Văn Tạng rất sinh động

Khi đã nắm được quy luật, ông Tạng đã vẽ trên 200 kiểu tranh thốt nốt với đủ kiểu mẫu khác nhau, trong đó gồm các chủ đề tranh Bác Hồ, Bác Tôn, tranh phong cảnh làng quê, tranh loài vật…

Những bức tranh làm từ lá thốt nốt để đời

Ông Tạng tự hào chia sẻ, một trong những sản phẩm nổi tiếng là Bức tranh di chúc Bác Hồ lớn nhất Việt Nam được ông thực hiện trong năm 2010. 

Đây là bức tranh đạt kỷ lục Guiness Việt Nam có chiều cao hơn 2m, bề ngang 1m22 dán bằng thủ công cỡ chữ lớn, ảnh lớn với hai mặt vẽ chân dung Bác Hồ, bốn ảnh nhỏ là hình ảnh liên quan đến cuộc đời Bác như Bến nhà Rồng nơi Bác tìm đường cứu nước, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập và Lăng Bác.

Độc đáo tranh từ lá thốt nốt của nghệ nhân vùng Bảy Núi được công nhận sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Bức tranh bằng lá thốt nốt "Di chúc Bác Hồ" đạt kỷ lục Guiness Việt Nam

Mặt còn lại là toàn văn bản Di chúc gồm có 56 dòng với trên 1.000 chữ do ông cùng các học trò miệt mài làm trong suốt một tháng trời. Bản Di chúc được lồng trong khung gỗ kích thước 2,55 x 3,55m có chạm trổ tinh xảo với những họa tiết như hình đài sen, rồng, kỳ lân và hiện nay bức tranh này trưng bày trang trọng tại khu du lịch hồ Ông Thoại huyện Thoại Sơn.

"Bức tranh di chúc Bác Hồ là bức tranh khó làm nhất từ trước đến nay tôi làm, khi làm phải tính toán, chỉnh sửa nhiều lần cho phù hợp với kích cỡ, dễ nhìn, dễ đọc và tạo hồn cho bức tranh sống động"- Nghệ nhân chia sẻ.

Ngoài bức tranh kỷ lục trên, ông Tạng còn vẽ chân dung Bác Tôn có chiều cao 1m76, bề ngang rộng 1m2, chất liệu tranh làm hoàn toàn bằng lá thốt nốt. Bức tranh này ông Tạng đã cùng nhiều thợ giỏi làm 15 ngày đêm mới hoàn thành. Ông đã tặng bức tranh này cho Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 35 năm ngày mất Bác Tôn (30.3.1980-30.3.2015)

Độc đáo tranh từ lá thốt nốt của nghệ nhân vùng Bảy Núi được công nhận sản phẩm OCOP - Ảnh 4.

Tranh lá thốt nốt củ ông Tạng được đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh An Giang

Năm 2014 ông lại đột phá với dòng tranh thốt nốt màu có màu sặc nổi bật như tranh sơn dầu. Dòng tranh thốt nốt màu được ông Tạng nghiên cứu hơn 4 năm để tìm ra bí quyết pha màu trên lá. Tranh màu lá thốt nốt có giá trị cao do để lâu dài màu không bị xuống màu hay phai theo thời gian.

Tính ra đến nay ông đã tung ra hàng chục ngàn bức tranh lá thốt nốt cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Năm 2020 khi tỉnh An Giang phát động chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ông Tạng đã đưa dòng tranh là thốt nốt tham gia và được đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Hồng Cẩm - Hoàng Quân/https://danviet.vn//

https://danviet.vn/an-giang-doc-dao-tranh-lam-tu-la-cua-thu-cay-20-nam-moi-chua-de-vung-bay-nui-la-san-pham-ocop-4-sao-20210401134030049.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay27,081
  • Tháng hiện tại868,282
  • Tổng lượt truy cập93,245,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây