Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, trong đó có 690 triệu cây phân tán và 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.
Đề án hoàn thành sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong tổng số 690 triệu cây phân tán trồng tại khu vực đô thị và nông thôn, Đề án đặt mục tiêu mỗi năm sẽ trồng khoảng 138 triệu cây với yêu cầu chọn loại cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác từng địa phương, từng khu vực cụ thể.
Đề án cũng nhấn mạnh viên ưu tiên trồng cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích, có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc địa phương vùng, miền.
Đề án nêu rõ địa điểm trồng cây phân tán tại đô thị, nông thôn, gao gồm: vỉa hè, đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các khu công sở, trường học, nhà máy, xí nghiệp, công trình tín ngưỡng, vườn nhà, các công trình công cộng, hành lang giao thông, ven sông, kênh mương, bệnh viện,…
Đề án phân công nhiệm vụ Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương, Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, trồng cây phân tán nông thôn, quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí về diện tích cây xanh trong bộ tiêu chí quốc gia về huyện, xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ NN-PTNT cũng được giao phối hợp với các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về trồng, chăm sóc, phát triển cây xanh trồng tập trung và cây xanh phân tán. Tổ chức duy trì và thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hàng năm.
Ngoài Bộ NN-PTNT, Đề án trồng 1 tỷ cây xanh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch trồng cây xanh hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025 tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, hệ thống giao thông ngoài đô thị, rừng đặc dụng, phòng hộ và cây phân tán,…
Đặc biệt, Đề án nhấn mạnh việc đẩy mạnh xã hội hóa và kêu gọi huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai trồng và bảo vệ thành công, hiệu quả, tiết kiệm đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò, tác dụng của rừng và ý nghĩa của việc trồng 1 tỷ cây xanh.
Đồng thời, phát động phong trào thi đua để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.
Nguyên Huân/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã