Học tập đạo đức HCM

Thời tiết ấm, lúa xuân sinh trưởng nhanh, nguy cơ sâu bệnh

Thứ sáu - 02/04/2021 10:22
Thời tiết vụ xuân 2021 tại phía Bắc ấm hơn trung bình nhiều năm nên cây lúa sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng 5-7 ngày so với kế hoạch. Nguy cơ sâu bệnh cao.

Theo Sở NN-PTNT Thái Bình, nhiệt độ không khí từ sau tiết Lập xuân (05/02) đến nay cao hơn trung bình nhiều năm chừng 0,5-1,0 độ C.

Nhiều khả năng cây lúa sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng (trỗ sớm) 5-7 ngày so với kế hoạch. Hiện các trà lúa đã kết thúc đẻ nhánh cơ bản, chuyển sang sinh trưởng sinh thực là chủ yếu.

Để đảm bảo năng suất lúa trong điều kiện thời tiết không thuận nói trên, các cấp ngành chuyên môn trong tỉnh đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, bao gồm:

Lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Kiến Xương thăm đồng chỉ đạo chăm sóc lúa Xuân. Ảnh: HT.

Lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Kiến Xương thăm đồng chỉ đạo chăm sóc lúa Xuân. Ảnh: HT.

Duy trì mực tưới dưỡng sâu 3-5cm để khống chế lúa đẻ nhánh vô hiệu. Với các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài, có tiềm năng suất cao như Xi23, VN10… và các ruộng lúa sinh trưởng phát triển kém, cần bón thêm 1-1,5kg NPK 13-13-13TE/sào 360m2.

Với các chân ruộng lúa đang phát triển cân đối, có thể bón thêm phân qua lá có tỷ lệ đạm, lân, kali tương đương để giúp cây lúa kéo dài thời gian sinh trưởng, tránh trỗ gặp xác xuất thời tiết thuận lợi thấp (trước 30 tháng 4).

Tháng 4 cũng là tháng dễ bùng phát các đối tượng dịch hại như, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và chuột. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh đạo ôn, nhà nông cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện và phun trừ ngay khi vết bệnh vừa xuất hiện.

Chú ý: Không dùng thuốc có phổ tác đụng rộng để bảo vệ tập đoàn thiên địch. Một số thuốc đặc hiệu có thể phun trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa, bao gồm: Filia, Beam, Fuan, Trizole, Fuzin, Amistar top, Fujione… (sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao gói).

Ưu tiên thăm đồng nhiều hơn trên các chân ruộng lúa gieo sạ, ruộng trũng, đất hẩu, nhiều mùn, khó tiêu thoát nước hoặc các ruộng khô hạn, độ ẩm đất thấp, ruộng lúa bón quá ngưỡng đạm, thân lá rậm rạp, những ruộng vụ trước đã bị nhiễm đạo ôn, và những ruộng gieo cấy các giống có nguy cơ nhiễm đạo ôn cao như, TBR225, Q5, Xi23, BT7, nếp các loại…, nhất là vào các ngày trời âm u, thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao > 80%.

Cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ sâu bệnh (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng). Dừng bón đạm đơn, phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng cho các ruộng lúa đang bị sâu bệnh hại.

Ông Vũ Ngọc Trí, Bí thư Huyện ủy và ông Đỗ Xuân Khu, Phó Chủ tịch huyện Kiến Xương kiểm tra tình hình sinh trưởng của lúa xuân trên địa bàn. Ảnh: HT.

Ông Vũ Ngọc Trí, Bí thư Huyện ủy và ông Đỗ Xuân Khu, Phó Chủ tịch huyện Kiến Xương kiểm tra tình hình sinh trưởng của lúa xuân trên địa bàn. Ảnh: HT.

Trước phun thuốc, phải làm sạch cỏ bờ, thu gom tiêu hủy các lá lúa bị bệnh. Trên các ruộng lúa bị bệnh gây hại nặng, cần phun kép (cách nhau 5-7 ngày), các ruộng bị nhiễm đạo ôn trước đó đã phòng trừ, trước lúa trỗ 5-7 ngày phải phun nhắc lại, để phòng nấm đạo ôn lan lên hại cổ bông.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thái Bình lưu ý: Thời tiết vụ xuân 2021 có xu hướng ấm hơn trung bình nhiều năm, có thể làm cho một số đối tượng dịch hại (rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ…) rút ngắn vòng đời sinh trưởng.

Vì vậy, các bộ phận chuyên môn ở cơ sở, cần thăm đồng hàng ngày, điều tra dự tính, dự báo sát khả năng phát sinh gây hại của các đối tượng sâu hại nói trên, nhằm thông báo cho nhà nông phun trừ sớm ngay khi sâu non mới ở tuổi 1-2.

Vụ xuân 2021, Thái Bình gieo cấy hơn 76.000ha lúa, mục tiêu phấn đấu năng suất lúa đạt 71 tạ/ha, sản lượng ước trên 539.000 tấn. Các giống đưa vào cơ cấu chính bao gồm: BT7, TBR279, BC15, Đài Thơm 8, Đông A1, VRN20, DDH12, Xi23, Q5, nếp các loại... Trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm gần 40%.

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, từ đầu năm đến nay Sở NN-PTNT Thái Bình đã ban hành 5 công văn chỉ đạo sản xuất vụ xuân nói chung, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa nói riêng.

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó phòng NN-PTNT huyện Kiến Xương (Thái Bình) cũng cho hay: Ngay từ giữa tháng 2/2021, khi thấy thời tiết âm u kéo dài, ẩm độ và nhiệt độ không khí cao, lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Kiến Xương đã nhiều lần trực tiếp xuống đồng, chỉ đạo bà con nông dân các xã trên địa bàn, tăng cường chăm sóc và phòng trừ sâu hại lúa xuân các loại.

NGUYỄN HẢI TIẾN/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay30,282
  • Tháng hiện tại871,483
  • Tổng lượt truy cập93,249,147
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây