Học tập đạo đức HCM

An Giang: Hiệu quả mô hình chăn nuôi dê sinh sản khi sử dụng các chế phẩm sinh học

Thứ năm - 19/11/2020 23:27
Năm 2020 Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, An Giang thực hiện trình diễn mô hình chăn nuôi dê sinh sản kết hợp sử dụng chế phẩm vườn sinh thái chăn nuôi và EM tỏi tại hộ ông Trần Vũ Phong, ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu với số lượng 02 con gồm 01 con đê đực Boer và 01 dê cái lai giống Saanen (dê đực Boer x dê cái Saanen).

Mục đích của điểm trình diễn là so sánh năng suất sinh sản của dê cái Saanen; kết quả phối giống và di truyền của dê Boer khi phối giống với dê cái địa phương về khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn dê, đánh giá tình hình thích nghi, kháng bệnh của dê. Khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn dê con sinh ra sau khi phối giống với dê đực Boer.

Mô hình thực hiện sau 172 ngày đạt được những kết quả như sau:

Trọng lượng ban đầu của dê đực Boer là 36 kg. Trọng lượng dê dực Boer sau 172 ngày nuôi đạt 53 kg. Dê đực Boer tăng trọng bình quân 99 gam/ngày. Dê đực Boer phối giống được 22 dê cái, số lượng đậu thai: 15/22 con (đạt tỉ lệ 68,2 %), còn lại 7 con đang theo dõi trong quá trình phối giống.

Trọng lượng ban đầu của dê cái lai (dê cái Saanen x đực Bore): 25,5 kg. Trọng lượng dê cái lai giống Saanen sau 172 ngày nuôi đạt 36 kg. Dê cái lai giống Saanen tăng trọng bình quân 62 gam/ngày. Dê cái lai Saanen mang thai sau khi phối giống là 145 ngày. Dê cái giống Saanen đẻ 01 con/lứa, trọng lượng dê sơ sinh: 3,5 kg/con. Dê con sinh ra có độ tương đồng về màu sắc lông của 02 giống Boer và Saanen, khung xương lớn, xương to, trọng lượng dê sơ sinh cao.

Dê con đạt trọng lượng 18 kg khi được 72 ngày tuổi, nhận thấy dê con tăng trọng tốt hơn dê địa phương và thấp hơn 18 ngày so với dê con cùng trọng lượng (dê con sinh ra từ đàn dê nuôi tại địa phương đạt trọng lượng 18 kg/90 ngày). Do dê cái Saanen cho sữa tốt sau khi sinh nên trọng lượng của dê con tăng trọng tốt, dê con tăng trọng bình quân 201 gam/ngày.

1 81
Anh Trần Vũ Phong, chủ hộ thực hiện mô hình nuôi dê sinh sản

Hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn nuôi dê sinh sản (ước tính sau 172 ngày thực hiện mô hình):

- Tổng chi phí đầu tư (giống dê đực Boer, giống dê cái lai Saanen, thức ăn hỗn hợp (công nghiệp); cỏ, rau muống, thuốc thú y (vitamin ADE, B.Complex, Glucose K C, vắc-xin), chế phẩm vườn sinh thái chăn nuôi, EM tỏi, chuồng trại, công lao động…: 16.593.600 đồng.

- Tổng thu (tiền dê đực Boer phối giống, bán dê con, bán dê đực Boer, bán dê cái lai giống Saanen): 23.060.000 đồng.

- Lợi nhuận: 6.466.400 đồng.

Sau khi trừ các chi phí đầu tư thì lợi nhuận đạt hơn 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, mô hình được nông dân đánh giá cao hiệu quả khi sử dụng chế phẩm vườn sinh thái chăn nuôi, chế phẩm EM tỏi (điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có trong tự nhiên như: rong rêu, tảo biển, các acid amine, vitamine, khoáng chất, vi sinh vật hữu ích và tỏi...). Khi sử dụng chế phẩm này, dê tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt, hạn chế mùi hôi từ phân, nước tiểu, lông mượt và tăng trọng tốt. Đặt biệt khi sử dụng chế phẩm EM tỏi, dê hạn chế bệnh hô hấp (xổ mũi, ho), tiêu hóa (nhất là bệnh sình bụng, chướng hơi) do thời tiết mưa, bão nhiều; thời điểm chuyển mùa và thay đổi thời tiết đột ngột.

2 72
Nhiều nông dân đến tham quan, học tập mô hình nuôi dê sinh sản tại hộ anh Trần Vũ Phong

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản kết hợp ứng dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái chăn nuôi, chế phẩm EM tỏi là một giải pháp phát triển bền vững nghề chăn nuôi dê sinh sản nói chung và nuôi dê thịt nói riêng. Kết quả cho thấy rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ cũng như chăn nuôi dê trang trại.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái chăn nuôi, chế phẩm EM tỏi trong chăn nuôi dần thay thế kháng sinh hóa học, các hóa chất độc hại… là việc làm cần thiết. Khi sử dụng chế phẩm vào quy trình chăn nuôi sẽ tạo ra sản phẩm thịt không có tồn dư kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và an toàn cho người tiêu dùng. Góp phần nâng cao năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế nông hộ. Trong thời gian tới, mô hình chăn nuôi áp dụng vườn sinh thái chăn nuôi, chế phẩm EM tỏi cần được áp dụng rộng rãi để góp phần đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hướng đến xuất khẩu.

Hứa Long Sơn - Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, An Giang
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,055
  • Tổng lượt truy cập90,247,448
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây