Nghệ An phê duyệt Chương Trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025
Vừa qua, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 4027/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2020 phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, chương trình với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chuyển đổi mô hình kinh tế hộ sang mô hình kinh tế tập thể hợp tác. Từ đó xây dựng các mô hình liên kết chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh Nghệ An.
Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 117 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách tỉnh: 99 tỷ 100 triệu đồng, chiếm 84,7%; Kinh phí từ nguồn đối ứng: 17 tỷ 900 triệu đồng, chiếm 15,3%.
Nguồn kinh phí trên bao gồm: Kinh phí xây dựng mô hình (cả chăn nuôi và trồng trọt), tập huấn, thông tin tuyên truyền... tập trung chuyển giao ứng dựng các tiến bộ KHKT, các loại cây, con giống có chất lượng tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tỷ trọng gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Quảng Trị: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy nông nghiệp. Trong thời gian vừa qua, thị xã Quảng Trị đã đào tạo được hơn 1.400 lao động nghề. Trong đó, các nghề chiếm lĩnh vực nông nghiệp là 868 lao động, phi nông nghiệp là 534 lao động. Có 85% tỷ lệ lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Đối với địa bàn xã Hải Lệ, người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp nên việc quan tâm đào tạo nghề cho lao động đã giúp nhiều người dân địa phương có việc làm, thu nhập ổn định.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Lệ Hồ Khánh chia sẻ: “Thực hiện hiệu quả công tác này đã góp phần giải quyết nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho nông dân, qua đó đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn xã đã giảm còn 3,13%, 100% nhà ở của người dân đã được kiên cố, không có nhà dột nát, tạm bợ, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm”.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tào nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Quảng Trị vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Nổi lên là do địa bàn nhỏ nên một số ngành nghề mà người lao động có nhu cầu học nghề nhưng khi khảo sát, đăng ký lại không đủ số lượng học viên nên không tổ chức được.
Hà Tĩnh: Ngư dân thu gần 1.000 tỷ đồng từ cá vụ nam
Thông tin từ Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh, sản lượng khai thác vụ cá nam (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch) ước đạt 21.193 tấn, giá trị thu về gần 1.000 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Do thời tiết tương đối thuận lợi cho ngư dân bám biển đánh bắt. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản tiếp tục được triển khai hiệu quả, nhiều tàu cá được cải hoán, nâng cấp. Năng lực khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt tại các ngư trường quy mô lớn.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh Nguyễn Tông Thắng cho biết: “Đơn vị đã bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi diễn biến ngư trường, tình hình thời tiết, khí hậu để tham mưu, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác hải sản đạt kết quả tốt nhất".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;