PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với Tân Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp về chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững tại vùng kinh tế lớn nhất cả nước.
Ông Đinh Minh Hiệp: Giai đoạn 2016 -2020 thành phố có tổng cộng hơn 20 chương trình mục tiêu theo các đối tượng như: rau, hoa, cá kiểng, bò thịt, bò sữa, heo, tôm…Tất cả đều tập trung triển khai vào những vấn đề chính như giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đây cũng là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp và đến cuối năm 2018 đã được công nhận là các sản phẩm chủ lực của Thành phố.
Để tập trung đầu tư và cơ cấu định hướng phát triển ngành nông nghiệp Thành phố, những sản phẩm này vẫn được chọn là đối tượng chiến lược để xây dựng phát triển phù hợp với nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao và công nghệ sinh học. Trong tương lai, Sở NN&PTNT TP.HCM dự kiến sẽ có chương trình phát triển các sản phẩm của ngành nông nghiệp riêng.
Ông Đinh Minh Hiệp: Hiện nay ngành nông nghiệp TP.HCM đang tập trung vào các mảng lớn, sắp xếp cơ cấu lại theo định hướng của Bộ NN-PTNT cũng như theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố. Tất cả đều gắn với hoạt động của ngành quy hoạch và bảo vệ tài nguyên môi trường, sắp xếp về quỹ đất nông nghiệp cũng như khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của Thành phố theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị; gia tăng giá trị, chất lượng của các đối tượng nông nghiệp trên cùng diện tích canh tác.
Chúng tôi đang hướng tới xây dựng 51 chương trình dự án thuộc Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng bộ Thành phố nhấn mạnh về ngành nông nghiệp, chương trình giống cây con và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chương trình sẽ tập trung vào hai vấn đề: TP.HCM sẽ là Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp đặc thù; đồng thời thể hiện vai trò sản xuất giống chất lượng cao phục vụ trong nước và toàn khu vực như Lào, Campuchia, Indonesia, Myanma.
Tất cả đều thể hiện ngành sản xuất đặc thù của Thành phố có hàm lượng KHCN trong đó; bên cạnh đó sẽ tập trung vào khâu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh hơn nữa nông nghiệp số. Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố cũng đã khẳng định chỉ tiêu tới năm 2025 kinh tế số của Thành phố sẽ góp 25% trong GRDP và định hướng tới năm 2030 sẽ tăng lên tới 40%.
Trong 10 lĩnh vực về kinh tế số có lĩnh vực nông nghiệp, do đó đặt ra cho ngành nông nghiệp cần phải có sự chuyển biến về mặt nhận thức cũng như trong mọi hoạt động triển khai. Không chỉ thuần túy tính ở giá trị sản xuất mà còn hướng tới tăng giá trị dịch vụ và không dừng lại ở việc đánh giá tác động kinh tế mà cả về xã hội và môi trường.
Ông Đinh Minh Hiệp: Ngành nông nghiệp Thành phố hiện đang tham mưu về chương trình hành động về an ninh lương thực; xác định vùng nuôi trồng để tạo nơi cung cấp cho nhu cầu của người dân Thành phố ở mức tối thiểu và gắn kết với các tỉnh thành xung quanh nhằm hình thành vùng nguyên liệu. Hiện nay, nông sản Thành phố mới chỉ đảm bảo cung ứng được khoảng 10 - 15%, còn lại vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ các tỉnh thành lân cận.
Thành phố cũng đã ký kết hợp tác với tất cả các tỉnh thành khu vực xung quanh để phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất theo hướng VietGAP hay GlobalGAP. Hiện Thành phố cũng đã có một số mô hình về nông nghiệp hữu cơ, nhưng chúng tôi đang tiếp tục hướng tới xây dựng đề án về nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, mong muốn sẽ triển khai rộng mô hình này ra các tỉnh thành xung quanh để cung cấp nông sản an toàn cho người tiêu dùng cũng như hướng đến xuất khẩu.
Ông Đinh Minh Hiệp:Hiện nay Thành phố đã có 50/56 xã đạt chuẩn NTM và đang hướng tới đạt chuẩn NTM nâng cao theo bộ tiêu chí của Trung ương. Mặt khác, Thành phố cũng đang đề xuất lên Ban chỉ đạo Trung ương cấp chứng nhận cho huyện Cần Giờ đạt chuẩn NTM vì đã đủ điều kiện. Đây là sự nỗ lực của Thành phố trong thời gian qua và cần phải nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân sống ở khu vực nông thôn trong thới gian tới.
Đồng thời, để giúp người dân phát triển ngành nghề của mình, tạo sự chênh lệch ở mức thấp nhất giữa thành thị và nông thôn, Sở NN&PTNT Thành phố đang đặt ra mục tiêu phấn đấu cho giai đoạn tới doanh thu từ sản xuất nông nghiệp phải đạt được từ 800 đến 900 triệu/ha (hiện doanh thu đã đạt được từ 500 đến 600 triệu/ha). Do đó, cần phải thay đuổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp gắn kết với du lịch hay giáo dục…nhằm hỗ trợ cho người nông dân nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi hiện đang tập trung xây dựng những mô hình mới nhất để tăng được giá trị sản xuất mà không chỉ dừng lại ở nông nghiệp thuần túy như lâu nay đã thực hiện.
Ông Đinh Minh Hiệp: Tôi thấy lợi thế lớn nhất là ngành nông nghiệp Thành phố đã có nền tảng phát triển bền vững từ lâu, đến nay tất cả những định hướng phát triển của nông nghiệp đều thể hiện rất rõ những quyết sách đúng đắn của lãnh đạo Thành phố; hỗ trợ được bộ mặt phát triển nông thôn, cũng như tạo dựng vững vàng cho ngành nông nghiệp.
Chính vì vậy dẫn tới thay đổi rất nhiều trong tư duy và cách tiếp cận, cũng như tham mưu tốt cho lãnh đạo Thành phố về hướng phát triển nông nghiệp đô thị bền vững. Còn đối với vùng nông thôn thì sẽ hỗ trợ cho người nông dân có thể sống được bằng nghề nông và giúp họ gắn bó với quê hương hơn.
Ông Đinh Minh Hiệp: Đã là nông nghiệp sẽ liên quan nhiều đến đất đai, do đó cần phải tính toán hài hòa giữa đất nông nghiệp và quỹ đất khác trong sự phát triển chung của Thành phố. Chúng tôi mong muốn Thành phố cần xác định rõ hơn việc quy hoạch để hình thành nên vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và định hướng giúp người dân đẩy mạnh đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như HTX, vì sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bắt buộc phải tích tụ ruộng đất để đi vào nền sản xuất lớn.
TP.HCM cũng cần phải có sự gắn kết chặt chẽ với tất cả các tỉnh thành xung quanh để triển khai được những mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với quan điểm gắn bó giữa nông nghiệp Thành phố và nông nghiệp các tỉnh không còn ranh giới. Đó mới chính là tạo động lực phát triển chung cho cả Thành phố cũng như các tỉnh thành khác…
Minh Sáng/ Nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;