Học tập đạo đức HCM

Đến Na Hang, ăn cá đặc sản, dạo hồ xanh mát

Thứ ba - 13/07/2021 00:22
Với vùng mặt nước lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) tuyệt đẹp, nhiều hộ dân đã kết hợp rất thành công giữa nuôi thủy sản lòng hồ gắn với hoạt động du lịch.

Hồ Na Hang thuộc địa phận huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đây là một quần thể hồ rộng, sở hữu cảnh quan tự nhiên vô cùng phong phú, là lợi thế quan trọng để địa phương phát triển du lịch sinh thái.

Với tiềm năng lòng hồ rộng, sâu, nước trong xanh, khí hậu trong lành đã tạo điều kiện tốt để nơi đây vừa phát triển du lịch sinh thái, vừa phát triển mô hình nuôi cá lồng ven hồ. Những năm gần đây, huyện Na Hang đã khuyến khích các hộ dân quanh vùng hồ triển khai mô hình nuôi cá lồng để tận dụng diện tích mặt hồ vùng ven bờ.

Khu vực nuôi cá lồng của các hộ dân ở hồ Na Hang gần với bến thuyền du lịch. Ảnh: N.T.Lượng. 

Khu vực nuôi cá lồng của các hộ dân ở hồ Na Hang gần với bến thuyền du lịch. Ảnh: N.T.Lượng. 

Được sự tạo điều kiện về mặt bằng, sự tư vấn về kỹ thuật làm lồng cá, nuôi thả, thức ăn, cách chăm sóc cá trên mặt hồ, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã bắt tay vào nuôi cá lồng ở vùng ven bờ, gần với bến thuyền du lịch của hồ Na Hang.

Khi triển khai mô hình, các hộ dân đã tận dụng tối đa những lợi thế ở hồ Na Hang như nguồn nước tự nhiên, không bị ô nhiễm, trong xanh, rất thích hợp với nuôi các loại cá da trơn và cá nước ngọt. Vì nước hồ tự nhiên nên cá ít khi gặp dịch bệnh.

Đồng thời, mô hình nuôi cá lồng được triển khai thực hiện ở gần khu du lịch nên đã và đang tạo cơ hội, động lực để các hộ dân phát triển hệ thống lồng cá. Nhu cầu thị trường về các loại cá nước ngọt hiện nay ngày càng lên cao. Vì thế đã tạo môi trường thuận lợi cho các hộ dân nuôi cá lồng.  

Anh Vy Ngọc Anh, một chủ nuôi cá lồng ở hồ Na Hang cho biết: Hiện nay, ở khu vực gần bến thuyền du lịch Na Hang có 10 hộ dân nuôi cá lồng, với trên 250 lồng cá lớn nhỏ. Vị trí đặt lồng cá chủ yếu gần khu vực bờ để thuận tiện cho việc chăm sóc, giao thương sản phẩm cá.

Vào sâu bên trong hồ từ 10-15 km, có đoạn người dân cũng đặt lồng nuôi cá nhưng thưa thớt hơn so với bến thuyền. Nhờ nắm bắt được các điều kiện thuận lợi về môi trường và thị trường đầu ra, mỗi năm, mỗi hộ nuôi cá lồng có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng, tùy vào quy mô lớn nhỏ.

Người dân hồ Na Hang chăm sóc cá lồng cảnh để bán cho khách du lịch. Ảnh: N.T.Lượng.

Người dân hồ Na Hang chăm sóc cá lồng cảnh để bán cho khách du lịch. Ảnh: N.T.Lượng.

Các loại cá được nuôi phổ biến ở hồ Na Hang như cá lăng, chép giòn, trắm đen, rô đơn tính, cá bỗng, cá anh vũ, diêu hồng và các loại cá cảnh. Giá bán các loại cá hiện nay ở hồ Na Hang gồm cá lăng 85.000 đồng/kg, cá rô 42.000 đồng/kg, cá bỗng 170.000/kg, cá trắm đen 130.000/kg. Điểm mới trong mô hình nuôi cá lồng ở lòng hồ Na Hang những năm gần đây là các hộ dân đã vừa nuôi cá lồng cung cấp sản phẩm ra thị trường gần xa, vừa gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Các hộ dân ở đây đã chủ động kết hợp vừa nuôi cá, vừa làm các dịch vụ du lịch để phục vụ du khách như dịch vụ đưa đón khách trên thuyền vào các điểm thăm quan trong quần thể hồ Na Hang, phục vụ nhu cầu ẩm thực ngay trên thuyền, đưa khách thăm quan khu nuôi cá, chế biến các món ăn từ sản phẩm cá nuôi lồng ngay trên nhà bè để khách thưởng thức....

Nhờ những cách làm này, du khách có điều kiện tiếp cận các dịch vụ du lịch từ người dân ở khu vực nhà bè, sẵn sàng sử dụng dịch vụ và mua các sản phẩm từ người dân.

Năm 2019, gia đình vợ chồng anh chị Vy Ngọc Anh và Phạm Thị Hoài đã mạnh dạn mở homestay Ẩm thực làng chài để phục vụ nhu cầu trải nghiệm vùng Na Hang của du khách mọi miền. Sau khi tham quan các địa điểm du lịch, du khách có thể dừng chân ở tại nhà nổi của gia đình anh, trải nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên hồ, đặt ăn tại nhà bè để có cảm giác hòa mình với thiên nhiên, non nước.

Môi trường ở Na Hang rất thuận cho mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch. Ảnh: N.T.Lượng.

Môi trường ở Na Hang rất thuận cho mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch. Ảnh: N.T.Lượng.

Các món ăn được chủ nhà bè chế biến mang đậm dư vị địa phương như cá lăng ướp giềng nướng trên than hồng, cá lăng xào, cá bỗng nướng, thịt muối của người Tày, canh cá nấu chua... Trước khi về, du khách có thể đặt mua tại lồng cá các loại cá tươi như cá lăng đen, lăng trắng, cá bỗng, cá rô, diêu hồng... cùng các loại cá cảnh nếu thích.

Đồng thời, có thể mua sản phẩm cá sấy khô, thịt muối chua để về nhà thưởng thức. Chủ lồng cá sẽ bắt cá cho khách chọn, cân, mổ và đóng thùng xốp, đưa lên tận xe cho khách chu đáo, thuận tiện.

Anh Vy Ngọc Anh, chủ homestay Ẩm thực làng chài chia sẻ: Hồ Na Hang là một nơi có thắng cảnh hoang sơ, mát mẻ. Du khách đến đây vừa thăm thú khung cảnh thơ mộng, vừa được trải nghiệm tại nhà nổi, thăm khu nuôi cá, tự tay mình chọn những con cá mà mình thích để chủ nhà chế biến các món ăn từ cá.

Gia đình anh Ngọc Anh đã nuôi cá ở hồ Na Hang nhiều năm, hiện có gần 40 lồng cá các loại. Hằng ngày, vợ chồng anh chị nhận đơn hàng, bắt và mổ cá rồi đóng hộp để gửi đi khắp thị trường gần xa. Nếu khách du lịch đến tham quan hồ, có nhu cầu tham quan lồng cá, đặt cơm tại bè và trên thuyền, gia đình chị sẵn sàng nhận và phục vụ tận tình.

Homestay Ẩm thực làng chài giữa hồ Na Hang đã và đang là điểm dừng chân của du khách. Ảnh: N.T.Lượng.

Homestay Ẩm thực làng chài giữa hồ Na Hang đã và đang là điểm dừng chân của du khách. Ảnh: N.T.Lượng.

Thông thường, chị Hoài (vợ anh Ngọc Anh) chế biến các món ăn từ cá lăng và các loại cá khác rất ngon, đậm đà dư vị và hợp với khẩu vị của du khách. Chị Hoài cho biết, nuôi cá lồng mà kết hợp với du lịch sinh thái thì rất lý tưởng cho các hộ dân nuôi cá ở khu vực này.

Ông Nguyễn Thái Hà (du khách Hà Nội) chia sẻ: "Đến Na Hang, tôi và bè bạn rất thích thú ngồi trên thuyền vãn cảnh và được dừng chân, nghỉ và thưởng thức những món ăn từ cá nuôi trên hồ ngay trên homestay nổi. Điều đó đã cho chúng tôi những trải nghiệm thật thú vị”.

Để đảm bảo hiệu quả từ sự gắn kết giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái, các hộ dân ở khu vực nuôi cá đã cùng nhau giữ ý thức đảm bảo tốt chất lượng nguồn cá sạch, thực hiện đúng hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cá, thức ăn, thời điểm thu hoạch. Đồng thời, các hộ dân ở khu nuôi cá luôn giữ gìn vệ sinh, đảm bảo cho cảnh quan hồ luôn tự nhiên, xanh, sạch, đẹp, thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch ở mọi miền.


Nguyễn Thế Lượng
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,828
  • Tổng lượt truy cập90,248,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây