Học tập đạo đức HCM

Triển vọng giống lê VH6 cho miền núi phía Bắc

Thứ ba - 13/07/2021 00:19
Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng những năm gần đây đã đưa giống lê VH6 về trồng thử nghiệm, bước đầu cho thấy những triển vọng để hình thành vùng chuyên canh lê.
Cây lê VH6 trồng tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình phát triển tốt. Ảnh: Công Hải.

Cây lê VH6 trồng tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình phát triển tốt. Ảnh: Công Hải.

Cây lê VH6 được trồng tại huyện Nguyên Bình từ năm 2016, thuộc Dự án "Xây dựng phát triển giống lê mới và lê địa phương tại vùng miền núi phía bắc" và được đưa vào thực hiện ở 3 xã: Vũ Nông, Quang Thành, xã Yên Lạc với diện tích 15 ha, có 60 hộ tham.

Giống lê VH6 là giống cây ăn quả lâu năm, có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng mới từ năm 2012. Giống lê này có chu kỳ thu hoạch từ 30 - 40 năm, nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất có thể đạt tới 16 - 18 tấn/ha.

Quả lê hình tròn, khi chín vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400gam/quả, quả to nhất có thể đạt trọng lượng 700g. Thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát nên hiện được người tiêu dùng ưa chuộng.

Là một trong những hộ được hỗ trợ giống trồng cây lê VH6 đầu tiên ở xã Quang Thành, từ hơn 100 cây ban đầu, anh Bàn Văn Sinh, dân tộc Dao đỏ, xóm Quang Bình đã mở rộng diện tích lên trồng 1ha với hơn 400 cây lê, trong đó có 300 cây lê VH6 giống Lào Cai và Hà Giang.

Anh Sinh tâm sự: Trước đây, gia đình tôi chỉ biết trồng ngô. Năm 2016, được hỗ trợ cây giống, tôi quyết tâm thử nghiệm trồng cây lê VH6. Trồng và chăm sóc cây lê không quá khó. Trong 3 năm đầu, mỗi năm bón cho 1 cây từ 20 - 30kg phân hữu cơ kết hợp urê, lân, kali. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây lê, đồng thời không để chỗ cho sâu bệnh trú ngụ.

Năm ngoái, vườn lê nhiều cây đã bắt đầu bói quả. Năm nay, hơn 100 cây lê trồng đầu tiên bước sang năm thứ 5 bắt đầu cho quả nhưng tôi cũng phải tỉa bớt theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, mỗi cây chỉ để 3 - 5 kg quả.

Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên quả lê phát triển tốt, mọng nước, vị ngọt, được nhiều khách hàng vào tận vườn mua. Vụ lê đầu tiên tôi thu hơn 4 tạ quả, thu nhập được khoảng 20 triệu đồng.

Người dân xã Quang Thành bọc quả lê để hạn chế sâu bệnh. Ảnh: Công Hải.

Người dân xã Quang Thành bọc quả lê để hạn chế sâu bệnh. Ảnh: Công Hải.

Cũng như anh Sinh, anh Triệu Kiềm Vạng, dân tộc Dao đỏ, xóm Nà Lèng cũng trồng giống lê VH6 từ năm 2016. Hiện nay, anh mở rộng diện tích trồng lê VH6 lên hơn 5.000 m2, trồng tổng số hơn 200 cây, trong đó khoảng 100 cây đã cho thu hoạch mùa đầu tiên.

Năm 2020, vườn lê của anh Vạng còn được Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng hỗ trợ kinh phí triển khai Mô hình “Ứng dụng kỹ thuật làm giàn kiên cố vin cành cây lê”. Mục đích để tạo tán cây lê, thuận tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, tăng sản lượng.

Anh Vạng tâm sự: Cây lê VH6 phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Những năm qua, tôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật được tập huấn nên cây lê phát triển tốt. Vụ quả đầu tiên năm nay chất lượng quả được khách hàng đánh giá cao, mỗi quả nặng trung bình từ 300 - 400g, giá bán trung bình 40 - 50 nghìn đồng/kg.

Ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành thông tin: Từ 5ha trồng ban đầu, toàn xã hiện có hơn 300 hộ trồng lê với tổng diện tích hơn 60 ha, trong đó có 40ha lê VH6. Xã thường xuyên cử cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp xuống từng hộ dân tuyên truyền các hộ dân trồng lê áp dụng đúng khoa học kỹ thuật từ trồng, chăm sóc cây lê.

Quang Thành là xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50%. Xã đã xác định cây lê sẽ là cây trồng chủ lực trong giai đoạn tới. Mong rằng, mô hình trồng cây lê, đặc biệt là giống lê VH6 sẽ là hướng đi đúng đắn để người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất của gia đình mình, ông Chấn cho biết thêm.

Người dân xóm Nà Lèng, xã Quang Thành thu hoạch lê VH6 vụ đầu tiên. Ảnh: Công Hải.

Người dân xóm Nà Lèng, xã Quang Thành thu hoạch lê VH6 vụ đầu tiên. Ảnh: Công Hải.

Cây lê được trồng từ lâu đời ở huyện Nguyên Bình. Tuy nhiên, người dân chủ yếu trồng giống lê địa phương, chất lượng và sản lượng quả không cao. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Nguyên Bình đã chọn cây lê là một trong những cây ăn quả nằm trong chương tái cơ cấu ngành nôn nghiệp.

Thấy giống lê VH6 bước đầu có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, huyện đã hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích. Hiện nay, toàn huyện trồng gần 200ha lê, trong đó khoảng 80% là giống lê VH6, có 24ha đã cho thu hoạch.

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ vận dụng các nguốn vốn từ nhiều chương trình để hỗ trợ các địa phương mở rộng diện tích. Phấn đấu đến năm 2025, nâng tổng diện tích cây lê toàn huyện lên khoảng 300ha. Mục tiêu hướng đến là thành lập vùng sản xuất lê tập trung, hình thành các tổ hợp tác sản xuất, phấn đấu đưa sản phẩm lê Nguyên Bình sớm trở thành sản phẩm OCOP.

Công Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay39,026
  • Tháng hiện tại77,459
  • Tổng lượt truy cập88,755,793
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây