Đó chính là mô hình nuôi lợn của ông Cà Văn Biển ở bản Lọng Mén, xã Chiềng Pấc (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Trò chuyện với chúng tôi, ông Biển kể: "Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ cà phê. Trồng loại cây công nghiệp này tốn nhiều công chăm sóc, nhưng không ổn định. Giá cà phê lúc lên, lúc xuống nên cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn...".
Sau khi tìm hiểu trên sách báo, ti vi, gia đình ông Biển quyết định đầu tư sang nuôi lợn
Hiện, với diện tích chuồng trại khoảng 200m2, ông Biển nuôi 3 con lợn nái, 50 con lợn thương phẩm. Để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, ông Biển chia chuồng trại thành 4 ô nuôi. Trong đó, 3 ô nuôi lợn thương phẩm, ô còn lại nuôi lợn nái.
Nhớ lại thời gian đầu mới bắt đầu tập tễnh nuôi nuôi lợn, ông Biển chia sẻ thêm: "Năm 2010, gia đình tôi dồn hết vốn liếng vào xây dựng chuồng trại nên số tiền còn lại chỉ đủ mua một con lợn nái về nuôi...".
Để có kinh nghiệm nuôi lợn, ông Cà Văn Biển đến các mô hình quy mô lớn trên địa bàn huyện học tập. Nhờ vậy, đã có thêm nhiều kinh nghiêm nuôi lợn được hiệu quả hơn".
Theo ông Biển, trung bình mỗi năm, một con lợn nái đẻ 2 lứa. Mỗi lứa đẻ 12 con. Sau 1 tháng nuôi, tách lợn con ra khỏi lợn mẹ.
Làm như vậy, lợn mẹ sẽ động dục, có thai sớm và tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Nuôi lợn khoảng 4 tháng, trọng lượng mỗi con đạt từ 80kg đến 100kg thì bắt đầu xuất bán.
"Năm 2019, tôi xuất bán 7 tấn lợn thịt, thu được 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 150 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, gia đình xuất bán được 3 tấn lợn thịt, với giá bán 80.000 đồng/kg, thu được trên 200 triệu đồng. So với trồng cà phê, làm nương rẫy, nuôi lợn cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng chuồng trại và tăng đàn lợn nái lên 18 con", ông Biển cho hay.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi lợn, ông Biển cho biết: "Gia đình thực hiện nuôi gối nên các tháng trong năm đều có lợn xuất bán ra thịt trường. Để lợn phát triển tốt, cần tuân thủ việc phòng chống dịch bệnh, tiêm vaccine theo định kỳ. Mỗi ngày, vệ sinh chuồng trại một lần. Cho lợn ăn thêm cám ngô, cám gạo, chuối nhằm giảm chi phí chăm sóc".
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân lợn thải ra, ông Biển xây hầm khí biogas. Với cách làm này, ông Biển tận dụng được khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, giúp hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn.
Nhờ nuôi lợn, từ hộ khó khăn, gia đình ông Biển đã phất lên thành hộ khá của bản. Mỗi năm, ông Biển "bỏ túi" cả trăm triệu đồng. Mô hình nuôi lợn của ông Biển được Hội Nông dân xã đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình phù hợp để các hội viên nông dân trong xã, bản học tập và làm theo.
Phải thời giá tốt: Nuôi con “ăn cơm nằm” lại bỏ túi 900 triệu đồngNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;