Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm: Dấu ấn từ sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường

Thứ sáu - 26/06/2020 05:56
So với những ngành kinh tế khác, nông nghiệp là ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và toàn ngành đã giúp ngành nông nghiệp nhanh chóng tăng tốc hậu Covid-19...

Vượt khó để sản xuất thành công

Một trong những dấu ấn quan trọng của ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 là đã khắc phục được những tác động nghiêm trọng của hạn, mặn ở ĐBSCL để có một vụ lúa đông xuân thắng lợi.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bài học rút ra trong công cuộc ứng phó với hạn mặn lần này chính là sự vào cuộc một cách chủ động, phát huy hiệu quả của các giải pháp công trình và phi công trình.

Ngay từ tháng 10/2019, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp ứng phó với hạn mặn, tại hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xác định, phải chủ động đẩy sớm lịch thời vụ lên trước nửa tháng.

Nhờ vậy, dù hạn mặn năm 2019 - 2020 đã vượt qua cả kỷ lục của đợt hạn mặn khốc liệt 2015 - 2016 nhưng thiệt hại để lại không đáng kể. Dù xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến 10/13 tỉnh vùng ĐBSCL nhưng diện tích lúa bị ảnh hưởng chỉ chiếm khoảng 2,7% (41.900 /1.541.000ha), trong khi mùa khô 2015 - 2016, diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại lên đến 150.000ha.

Diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chủ yếu ở những nơi xuống giống muộn sau tháng 12/2019, do người dân tự phát thực hiện, không theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Đây cũng là vụ lúa được mùa được giá nhất từ trước đến nay, năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha.

Dấu ấn ngành nông nghiệp hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm nhà máy chế biến gỗ của Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang). K.N

"Với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NNPTNT và các tỉnh, thành, cùng ngành chức năng, hợp tác xã, nông dân… vụ lúa đông xuân đã đạt kết quả mỹ mãn; hiện đang hướng tới một vụ hè thu thành công về năng suất lẫn giá cả. Từ kết quả đó, Bộ NNPTNT sẽ quyết tâm cùng các địa phương tổ chức sản xuất tốt nhất 2 vụ lúa còn lại là vụ thu đông và vụ mùa trong năm 2020 này, để đạt 43 triệu tấn lúa trong năm 2020 mà Chính phủ giao, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt nhu cầu xuất khẩu" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Khơi thông dòng chảy nông sản

6 tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 trên toàn cầu làm đứt gãy các chuỗi cung ứng vật tư, sản phẩm nông nghiệp, trong nước và quốc tế.

Ngay trong cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hồi tháng 3/2020, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị các địa phương, ngành chuyên môn, doanh nghiệp, hiệp hội phải linh hoạt trong việc tìm thị trường, đặc biệt phải mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Có một điểm nhấn đáng chú ý trong việc khơi thông dòng chảy nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 là các doanh nghiệp đã đẩy mạnh chế biến sâu để không bị tác động bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đơn cử như Công ty Long Uyên (Tiền Giang), nhờ tập trung xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ xoài, dừa mà hoạt động, doanh thu của doanh nghiệp không chịu tác động của dịch Covid-19. Hay Tập đoàn Nafoods, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phải tăng ca để kịp các đơn hàng.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2020 theo kịch bản tăng trưởng ngành, toàn ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên các lĩnh vực; đàm phán, xúc tiến quảng bá mở cửa thị trường xuất khẩu tiềm năng, giữ ổn định các thị trường truyền thống. Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, vướng mắc sản phẩm thuỷ sản (thẻ vàng của EC, tôm vào thị trường Úc và Ả Rập Xê Út, cá tra vào Mỹ). Thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước.

Không chỉ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, một chiến lược bài bản để chinh phục thị trường nội địa cũng được ngành nông nghiệp đặt ra. Giữa tháng 6, một hội chợ giới thiệu các sản phẩm cá tra và chế biến từ cá tra đã được tổ chức tại Hà Nội, để người tiêu dùng miền Bắc tiếp cận và sử dụng những sản phẩm bổ dưỡng từ loại thủy sản này.

"Không phải chỉ đến khi xuất khẩu khó khăn chúng ta mới nghĩ đến việc quay về thị trường nội địa mà là một chiến lược được đầu tư bài bản. Thị trường trong nước với 100 triệu dân, chủ yếu là dân số trẻ, nếu các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì cá tra Việt chắc chắn sẽ được ưa chuộng" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đối với xuất khẩu gạo, dù có thời điểm lúng túng trong công tác điều hành nhưng tính đến ngày 15/5/2020, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 2,6 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD tăng 5,3% về lượng và 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Điều đáng nói là, giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 470,2 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và cao nhất trong 2 năm trở lại đây.

Một điểm nhấn nổi bật trong xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2020 là đưa được quả vải thiều sang Nhật Bản thành công.

Năm 2017, khi Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chính thức đề xuất với phía Nhật Bản cho phép xuất khẩu vải thiều sang thị trường này, nhiều ý kiến cho rằng đây là quyết định táo bạo, bởi vải thiều là loại quả khó tính bậc nhất trong khâu bảo quản.

Tháng 12/2019, quả vải thiều Việt Nam chính thức nhận được cái gật đầu của Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) sau 2 năm đàm phán với rất nhiều cuộc thí nghiệm được triển khai chỉ để hoàn thiện hệ thống xử lý, khử trùng vải thiều. Ngay sau đó, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang và Hải Dương quy hoạch vùng trồng vải phục vụ xuất khẩu Nhật Bản, cấp mã số vùng trồng với những quy định vô cùng khắt khe.

Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho lô vải thiều đầu tiên chinh phục Nhật Bản thì dịch Covid-19 bùng phát và trở thành đại dịch toàn cầu, những lo lắng về việc tiêu thụ vải thiều đã được đặt ra. Thậm chí, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường còn 2 lần trực tiếp lên Bắc Giang, ngay khi vải vừa ra hoa và kết những chùm trái xanh non để bàn về các kịch bản tiêu thụ vải thiều, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Ngày 20/6, những lô vải thiều đầu tiên đã sang Nhật Bản thành công theo đường máy bay. Sau khi làm các thủ tục thông quan, kiểm dịch, vải thiều Việt Nam đã được đưa lên kệ siêu thị.

Theo thông tin phản hồi từ phía khách hàng tại Nhật Bản, ngay sau khi quả vải thiều tươi của Việt Nam được bày bán tại các siêu thị tại Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại đây. Bình quân, giá bán lẻ vải thiều tươi tại các siêu thị khoảng 530.000 - 550.000 đồng/kg.

Chủ động điều hành, linh hoạt chuyển hướng, ngành nông nghiệp đã lấy lại được đã tăng trưởng, đang chờ cơ hội để tiếp tục bứt phá khi các hiệp định thương mại tự do được thực thi và các nước mở cửa trở lại sau dịch Covid-19.


Khánh Nguyên/ https://danviet.vn/nong-nghiep-6-thang-dau-nam-dau-an-tu-su-chi-dao-cua-bo-truong-bo-nnptnt-nguyen-xuan-cuong-20200626135128099.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay16,729
  • Tháng hiện tại232,304
  • Tổng lượt truy cập90,295,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây