Học tập đạo đức HCM

Giảm rác thải nhựa thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn

Thứ sáu - 17/09/2021 00:54
Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến “Rác nhựa và Kinh tế tuần hoàn” cho rằng, thúc đẩy việc quản lý chất thải và tái chế rác nhựa tại Việt Nam.

Hội thảo do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI); Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) và Viện Nghiên cứu Nước Nauy (NIVA) đồng tổ chức đầu tháng 9 vừa qua.

* Hoàn thiện thể thế, tăng cường hợp tác

Việt Nam đang thể hiện nỗ lực của mình trong cuộc chiến chống rác thải nhựa đại dương, trên cả hai bình diện: hoàn thiện thể chế trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế.

Để hoàn thiện thể chế, theo ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trưởng nhóm công tác ASEAN về Biển và Đới bờ, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến giảm thiểu rác nhựa như: trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”.

Đồng thời, Việt Nam là thành viên tích cực trong ASEAN và cộng đồng thế giới đã và đang có nhiều hoạt động cụ thể triển khai ở nhiều cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương và thậm chí tại các cấp xã, phường để có thể quản lý rác nhựa từ nguồn đến biển, trong sự tăng cường hợp tác với chuyên gia quốc tế, các nhà chuyên môn… thông qua các dự án, chương trình với ASEAN, các nước phát triển như Nauy, Đức, các tổ chức quốc tế ADB, UNDP, USAID,… một số tổ chức liên kết thương mại ASEAN - Hoa Kỳ, ASEAN - Trung Quốc gần đây cũng tổ chức tọa đàm, đề cập về vấn đề rác nhựa có tính toàn cầu này.

* Quản lý theo chuỗi giá trị của nhựa

Dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và làm chậm nỗ lực giảm thiểu rác nhựa ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa các chính sách, các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến “Rác nhựa và Kinh tế tuần hoàn” cho rằng, cần cụ thể hóa và triển khai các hoạt động liên quan trong phát triển kinh tế tuần hoàn gồm cách thức để gia tăng chuỗi giá trị của các sản phẩm nhựa, cũng như quản lý rác nhựa.

Phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng của phát triển bền vững, giúp đạt được cả 2 mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra. Kinh tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến (ảnh: Vasi.gov.vn)

Góp ý vào kế hoạch triển khai nền kinh tế tuần hoàn, nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta phải quản lý nhựa theo chuỗi giá trị của nhựa, bắt đầu từ khâu thiết kế sản xuất và kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn sản xuất, thương mại, tiêu thụ và thúc đẩy 3R+.

Một số vấn đề đặt ra cần quan tâm trong thời gian tới khi cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và sửa đổi các văn bản pháp luật về thuế bảo vệ môi trường, như: Thúc đẩy nghiên cứu quy định sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa thân thiện môi trường và các vật liệu thay thế; Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, vật liệu đóng gói; không cung cấp miễn phí các đồ dùng một lần trong khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm thông qua các công cụ kinh tế; cụ thể hóa việc các hộ gia đình ở thành thị phải mua các túi đựng rác đúng quy cách, tiến hành phân loại rác; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND cấp xã, Thanh tra môi trường, Cảnh sát môi trường trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải rắn thông thường…

* Tập trung các nhiệm vụ ưu tiên

Đối với lộ trình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa, các đại biểu cũng cho rằng, cần xây dựng các mục tiêu cụ thể, kết quả mong muốn; phân giai đoạn và xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong mỗi giai đoạn đó. Cần thống nhất các đối tác tham gia trong chuỗi giá trị nhựa để cùng nhau phối hợp trong thiết kế, sử dụng và tái sử dụng nhựa. Từ đó, chúng ta mới có thể cùng giảm rác nhựa vào môi trường và tạo kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa. Lộ trình cũng cần xác định các cơ hội thông qua chuỗi cung cấp  để có thể giảm rác nhựa và chất liệu tạo ra nhựa một cách thấp nhất, được tái sử dụng, tái chế một tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, phải quan tâm phát triển công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và ngành công nghiệp hỗ trợ trên cơ cở tiếp cận các mô hình kinh doanh kinh tế tuần hoàn.

Lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của nhựa đối với Việt Nam nên tập trung vào một số ưu tiên như: Xác định danh mục bao bì nhựa không cần thiết và có nguy cơ cao cùng với việc xây dựng kế hoạch tiêu hủy các thành phần này; Thể chế hóa trách nhiệm nhà sản xuất trong ngành bao bì nhựa để đầu tư vào hạ tầng tái chế; Cải tiến, khuyến khích việc thay đổi sử dụng từ khó thực hiện đến tuần hoàn rác nhựa; Tăng cung ứng số lượng và chất lượng phế thải nhựa có thể tái chế; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục.

Và để đạt được mục tiêu số 14.1 trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa và giảm thiểu các loại hình ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và cam kết của Việt Nam; Kế hoạch hành động quốc gia cho việc thực thi Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030, chúng ta cần chung tay nỗ lực giải quyết vấn đề nhựa trên nguyên tắc: Mọi chính sách, hành động phải bao gồm từ đất liền ra biển; Xem xét cách thức tiếp cận theo vòng đời nhựa; Nghiên cứu thực hiện giải pháp “Mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất - EPR”; Đánh giá tác động sinh thái, xã hội - kinh tế và sức khỏe tiềm ẩn do nhựa gây ra…

 

Kim Liên
https://monre.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại109,207
  • Tổng lượt truy cập92,486,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây