Mặt khác xu hướng lưới rê được trang bị dài hơn, đánh bắt ở những vùng biển xa bờ hơn, vùng nước sâu hơn,... ngày càng phổ biến đặt ra yêu cầu cấp thiết về trang bị cơ giới hoá, hiện đại hóa trong các khâu, các công đoạn tìm kiếm ngư trường, kiểm soát lưới, đặc biệt khâu thu - thả lưới trên tàu nghề rê tầng đáy vùng khơi.
Xuất phát từ yêu cầu trên, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án: “Xây dựng mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ”. Dự án do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì, triển khai giai đoạn 2020 – 2022 tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Quảng Bình. Qua năm đầu tiên triển khai tại các tỉnh Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Bình, dự án đã cho một số kết quả nổi bật:
- Áp dụng thu lưới rê tầng đáy bằng hệ thống tời thủy lực giúp tàu mô hình tiết giảm số lượng lao động từ 2-3 người, đồng thời gia tăng tuổi thọ dây giềng tời lên đến trên 1,5 lần so với tàu cá cùng loại nghề sử dụng tời cơ ma sát truyền thống.
- Tời thủy lực có tốc độ thu lưới nhanh hơn (khoảng 1-1,5 phút/cheo lưới) và có thể thay đổi tốc độ thu lưới theo ý muốn. Trong khi đó tời cơ ma sát thu lưới có tốc độ chậm hơn (khoảng 2,5 - 3 phút/cheo lưới) và không thể thay đổi tốc độ theo ý muốn. Với tốc độ thu lưới nhanh hơn việc ứng dụng tời thủy lực trên tàu khai thác lưới rê tầng đáy cho phép tàu có thể trang bị tăng thêm từ 20-70 cheo lưới, giúp tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Qua theo dõi, lợi nhuận trung bình tàu mô hình đạt từ 46,4 (±9,2) triệu đồng/tàu/chuyến biển 8 ngày; thu nhập lao động đạt 12,4 triệu đồng/người/tháng.
- Ngoài ra, do được thiết kế chuyên dụng, tời có cấu tạo gồm hệ thống bơm thủy lực, lô giữa chịu lực tải chính và các con lăn kẹp giữ giềng tời giúp người lao động không phải tham gia kéo lưới trực tiếp nên mức độ an toàn lao động được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là trong điều kiện sóng to, gió lớn.
Với kết quả bước đầu dự án ngoài việc giúp giảm lao động, tăng sản lượng, hiệu quả kinh tế dự án còn giúp các nhà quản lý có định hướng phát triển nghề khai thác xa bờ, từng bước hiện đại hóa ngành nghề khai thác. Trong thời gian tới phát huy kết quả đã đạt được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ với tổ chức chủ trì tăng cường tuyên truyền, nhân rộng, phổ biến mô hình.
Nguyễn Đức Bình/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã