Học tập đạo đức HCM

Hương lúa

Chủ nhật - 03/05/2020 10:09
Chưa bao giờ cánh đồng buồn đến thế… Cái nắng mùa hè bắt đầu trải nhẹ trên khắp các vùng quê.
 

Màu nắng đẹp rực rỡ mang hơi nóng bao phủ mọi vật. Tôi yêu những mùa gặt, những mùa  lúa chín trong từng câu ca mẹ hát. Yêu tiếng ếch kêu mỗi khi thu hoạch xong trời đổ mưa xuống. Yêu bát cơm gạo mới thấm từng giọt mồ hôi cha, nỗi nhọc nhằn của mẹ.

Mỗi khi sắp đến mùa gặt, dù bận đến đâu tôi cũng muốn chạy xe về quê nhà, để được nhìn những bông lúa trĩu hạt chuyền tay nhau đưa vào máy tuốt.

Sau những tháng ngày vất vả, sau những đêm dài mất ngủ vì lo lũ chuột đồng cắn phá, khi đến mùa thu hoạch, thay vào bao nỗi nhọc nhằn đó là nụ cười rạng rỡ chứa đựng bao niềm hạnh phúc của người nông dân quê tôi.

Trồng lúa đó vừa là nghề truyền thống từ bao đời nay của người dân quê. Vừa là hình thức để tự cung tự cấp lương thực trong mỗi gia đình, và hạnh phúc hơn nữa là hạt gạo quê tôi có mặt trên thị trường. Điều đó như một động lực để mọi người hăng hái trồng trọt, chăm sóc từng gốc lúa, rẫy khoai.

Sau khi thu hoạch lúa, điều tôi sung sướng nhất là được tham gia đốt đồng với mẹ. Thu hoạch xong, đồng ruộng chỉ còn chỏng chơ những gốc lúa, những bó rơm khô ngổn ngang.

Đốt đồng vừa là nét đẹp văn hóa của người dân quê tôi từ bao đời nay, vừa là công viêc thu gọm, dọn dẹp để cho thửa ruộng sạch sẽ hơn. Và chút tro tàn của những cọng rơm đó là nguồn dinh dưỡng cho vụ mùa sau.

Mùi khói đốt đồng ấy nó ám ảnh trong nỗi nhớ của tôi. Để sau này thỉnh thoảng đi công tác xa nhà, mỗi khi ngang qua một vùng quê xa lạ nào đó, dừng chân cảm nhận chút khói đồng mà lòng tôi vời vợi nỗi nhớ. Khói đồng bay lên cao vút, con trâu thành thơi nằm nhai cỏ, vài ba nóc nhà đã lên đèn. Hình ảnh thân thuộc và bình dị biết bao.

Hè đã về và lúa bắt đầu chín, chạy xe ngang bên đường, tôi thấy từng bông lúa trĩu nặng nghiêng đầu trong gió toát lên một niềm kiêu hãnh của nét đẹp thôn quê. Nhưng khác với mọi năm, mùa thu hoạch lúa năm nay không ồn ào, không tụ tập đông đúc như trước, mà cánh đồng lưa thưa vài người, không khí chợt buồn tênh.

Hậu quả của đại dịch và sức tàn phá ghê gớm của nó ảnh hưởng trên toàn thế giới, và ngay cả cánh đồng hiền hòa quê nhà cũng chịu ảnh hưởng. Thương làm sao, khi từng thớ đất, từng thân lúa cứ hiền lành như người mẹ lam lũ quanh năm dâng hiến bao điều tốt đẹp cho cuộc đời.

Màu vàng của nắng hòa lẫn với màu vàng của lúa tạo nên một gam màu trông mới đẹp làm sao. Gam màu ấy như một biểu tượng của sự bình yên ở mỗi vùng quê, là kết tinh của tình người và đất. Nắng và gió chảy đầy trên vai tôi, nhìn dưới chân là thảm lúa trải dài mênh mông, đợi bàn tay con người đến thu hoạch về.

Dẫu bây giờ cuộc sống hiện đại hơn trước, nhưng đến mùa thu hoạch lúa người dân quê tôi vẫn còn giữ mọi thói quen của trước đây như dậy sớm để ra đồng để cắt lúa, chở lúa về nhà. Tiếng gọi nhau í ới đầu ngõ, xen lẫn vài ba tiếng chó sủa, tiếng gà eo óc gáy, trước khi ra đồng mẹ không quên gọi chúng tôi dậy học bài. Nhịp sống của một ngày mới ở quê bắt đầu như vậy đó.

Những tháng ngày cách ly xã hội, đồng ruộng cũng ít người qua lại, và việc thu hoạch lúa không còn vui tươi như trước. Đổi lại đó là sự lặng lẽ của mỗi người trên từng thửa ruộng của mình. Cánh đồng nằm im ngơ ngác, bước chân người vội vã cắt và thu hoạch lúa trở về.

Chút niềm vui được mùa, nụ cười tỏa nắng thấm đượm vẻ mệt mỏi lấp ló sau vành nón của các chị nông dân. Từng đàn cá rô phi, con ốc bình yên trong ngôi nhà của chính mình vì không có bàn tay của những đứa trẻ bì bõm lội bùn bắt mang về.

Mẹ thỉnh thoảng nhắc nhở chúng tôi giữ sức khỏe, hạn chế đến chỗ đông người, gạo mẹ sẽ gửi đều đều lên phố để làm lương thực dự trữ.

Trong ánh mắt mẹ thoảng lên chút buồn, bởi bao giờ thu hoạch lúa xong mẹ cũng nấu nồi cơm gạo mới, cùng rổ rau luộc, nồi canh dưa hồng vào buổi trưa hè mát mẻ.

Rồi chúng tôi xúm xít ngồi cạnh nhau nói cười vui vẻ. Đó như một nét đẹp văn hóa về tập tục cúng cơm gạo mới, và đó cũng là một thú vui tao nhã của người nông dân quê tôi mỗi khi xong một mùa vụ.

Nhưng năm nay, chúng tôi không thể thưởng thức bữa cơm gạo mới của mẹ . Con đường làng vắng ngắt, cánh đồng lúa lặng im. Một cảm giác tiếc nuối thoảng qua trong tôi.

Nhớ lắm chén cơm gạo mới, nhớ lắm bát canh thiên lý của mẹ, và nhớ lắm tiếng máy tuốt lúa văng vẳng từ cánh đồng xa xa. Mong sự bình yên trở về với cuộc sống của mỗi chúng ta, để cánh đồng không còn ngáp ngủ, buồn tênh!   

THÂN THỊ THANH TRÂM

(Kiến thức gia đình số 18/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay26,165
  • Tháng hiện tại293,788
  • Tổng lượt truy cập92,671,452
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây