Học tập đạo đức HCM

Vùng cây ăn trái có sức chịu mặn 'khủng' ở Hậu Giang

Chủ nhật - 03/05/2020 20:19
Trong khi hạn mặn khủng khiếp đang đe dọa khu vực ĐBSCL, người dân ở Hậu Giang đã tìm được một loài cây có thể hóa giải vấn đề này.
Mãng cầu xiêm, còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai tùy theo vùng trồng. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm, thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm.

Mãng cầu xiêm, còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai tùy theo vùng trồng. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm, thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm.

Cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát phù hợp và dễ trồng, cây phát triển rất mạnh nhờ vào tính chịu phèn mặn của gốc ghép. Với khoảng cách cây cách cây 3x4m, mật độ trung bình 950-1.000 cây/ha, nhà vườn làm tốt có thể đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm/ha.

Cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát phù hợp và dễ trồng, cây phát triển rất mạnh nhờ vào tính chịu phèn mặn của gốc ghép. Với khoảng cách cây cách cây 3x4m, mật độ trung bình 950-1.000 cây/ha, nhà vườn làm tốt có thể đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm/ha.

Do đất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi phèn mặn nên không ít hộ dân ở huyện Phụng Hiệp đã tìm cách cải tạo ruộng vườn, mở đường phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng mãng cầu gai ghép bình bát cho hiệu quả cao.

Do đất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi phèn mặn nên không ít hộ dân ở huyện Phụng Hiệp đã tìm cách cải tạo ruộng vườn, mở đường phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng mãng cầu gai ghép bình bát cho hiệu quả cao.

Điều kiện ghép thích hợp khi cây bình bát được ươm sau 5 tháng. Lúc này, rễ bình bát phát triển mạnh thì tiến hành ghép bo, hoặc ghép nhánh. Nếu ghép nhánh nên chọn nhánh mãng cầu phát triển tốt, sẽ cho tỷ lệ đạt cao.

Điều kiện ghép thích hợp khi cây bình bát được ươm sau 5 tháng. Lúc này, rễ bình bát phát triển mạnh thì tiến hành ghép bo, hoặc ghép nhánh. Nếu ghép nhánh nên chọn nhánh mãng cầu phát triển tốt, sẽ cho tỷ lệ đạt cao.

Mặc dù chịu được phèn mặn nhưng trong điều kiện hạn hán kéo dài như hiện nay, các nhà vườn cũng phải tính đến các phương án tưới tiết kiệm nước, dùng đường ống tưới chứ không bơm tràn nền như trước đây.

Mặc dù chịu được phèn mặn nhưng trong điều kiện hạn hán kéo dài như hiện nay, các nhà vườn cũng phải tính đến các phương án tưới tiết kiệm nước, dùng đường ống tưới chứ không bơm tràn nền như trước đây.

Theo ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX mãng cầu xiêm ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, sau khi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm, loại cây này cho thu nhập gấp 6-8 lần trồng lúa.

Theo ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX mãng cầu xiêm ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, sau khi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm, loại cây này cho thu nhập gấp 6-8 lần trồng lúa.

Ngoài ra, các nông dân trong hợp tác xã còn chế biến được trà mãng cầu từ quả và lá, tạo thêm việc làm và gia tăng giá trị gia tăng cho nông sản.

Ngoài ra, các nông dân trong hợp tác xã còn chế biến được trà mãng cầu từ quả và lá, tạo thêm việc làm và gia tăng giá trị gia tăng cho nông sản.

Hiện HTX có 42 thành viên, diện tích canh tác 68 ha trồng mãng cầu xiêm, công tác chuyển đổi diễn ra khoảng 10 năm nay, một số diện tích đã áp dụng tới phun, tiết kiệm nước, công lao động.

Hiện HTX có 42 thành viên, diện tích canh tác 68 ha trồng mãng cầu xiêm, công tác chuyển đổi diễn ra khoảng 10 năm nay, một số diện tích đã áp dụng tới phun, tiết kiệm nước, công lao động.

Trên toàn tỉnh Hậu Giang, diện tích cây ăn trái từ năm 2010 đến nay tăng từ 27.500 ha tăng lên hơn 40.000 ha, trong đó đã chuyển đổi được gần 6.000 ha đất trồng mía sang cây trồng khác và 11.750 ha vườn kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, chủ yếu là cam sành, cam xoàn, chanh không hạt, mít, xoài và mãng cầu xiêm…

Trên toàn tỉnh Hậu Giang, diện tích cây ăn trái từ năm 2010 đến nay tăng từ 27.500 ha tăng lên hơn 40.000 ha, trong đó đã chuyển đổi được gần 6.000 ha đất trồng mía sang cây trồng khác và 11.750 ha vườn kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, chủ yếu là cam sành, cam xoàn, chanh không hạt, mít, xoài và mãng cầu xiêm…

Tùng Đinh - Quang Dũng - Trung Chánh/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay61,626
  • Tháng hiện tại248,784
  • Tổng lượt truy cập88,927,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây