Khi vào thăm trang trại của chị Lê, tôi rất thắc mắc vì sao nuôi gà đẻ trứng đem ấp nở mà chị lại đem gà trống nhốt trong lồng sắt ở một khu riêng và được chị cho biết: Những trại gà đẻ lấy trứng ấp nở thường nuôi trống mái chung trong chuồng để gà trống đạp mái nhưng ở trang trại của chị, gà mái được thụ tinh nhân tạo nên gà trống sẽ nuôi nhốt riêng. Là một bác sĩ thú y nên chị Lê khá nhạy cảm với các kỹ thuật chăn nuôi mới. Vào năm 2008, khi khái niệm thụ tinh nhân tạo còn mới mẻ với rất nhiều người, trong đó có chị Lê. Nhận thấy đây là một công nghệ tiềm năng, cùng bản tính chăm chỉ, chịu khó chị đã sang Trung Quốc để tìm hiểu và học hỏi về phương pháp chăn nuôi vô cùng mới này. Tận dụng nguồn kiến thức học được, chị đã ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để lai tạo 2 giống gà Đông Tảo tại Hưng Yên và gà Hồ. Các thử nghiệm ban đầu đều cho kết quả rất khả quan. Với 500 con gà lai ban đầu vợ chồng anh chị bắt đầu mạnh dạn mở rộng quy mô lên 2000 con và hiện nay trang trại của gia đình chị Lê đã có quy mô 3 vạn con bố mẹ.
Chị Lê chia sẻ, thời gian đầu xây dựng mô hình chị gặp vô vàn khó khăn khi đây là công nghệ mới, mọi người chưa biết nên không ai tin chị sẽ thành công. Tuy nhiên khi các lứa đầu được tạo ra cho chất lượng gà tốt, khỏe, đều và đẹp, tỷ lệ nở cao 90% do được phối trực tiếp, chi phí nuôi cũng được hạ thấp so với nuôi thông thường, giúp tiết kiệm diện tích và công chăm sóc. Mọi người khi ấy mới tin tưởng chị và bản thân chị cũng có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi con đường này.
Hiện nay, với quy mô 3 vạn con bố mẹ, hàng tháng gia đình chị xuất bán ra thị trường gần 100.000 con gà giống, giá bán 10.000 đồng/con cho các hộ chăn nuôi quanh vùng và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng… Sau khi trừ đi chi phí gia đình chị thu về khoảng 100 triệu đồng mỗi tháng, đồng thời tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 công nhân với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Hợp tác xã của chị còn liên kết với các hộ chăn nuôi trên địa bàn nhằm cung cấp con giống chất lượng, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm trong quá trình nuôi.
Với đầu ra ổn định, việc tiêu thụ dễ dàng, chị Lê đang có kế hoạch mở rộng quy mô trang trại lên 100.000 con để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên do hạn chế về quỹ đất để phát triển mô hình, vì vậy chị rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành liên quan trong thời gian tới.
Mô hình nhà chị Lê đang là mô hình điển hình trên địa bàn với việc tiết kiệm được diện tích nuôi nhốt, kiểm soát được chất lượng gà do dễ quản lý và chăm sóc từng con, đầu tư ban đầu không quá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một mô hình có hướng đi đúng đắn, mang tính bền vững và cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Đào Ngọc Ánh - Trung tâm Khuyến nông và PTNN CNC Bắc Ninh
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;