Học tập đạo đức HCM

Khơi dậy tiềm năng, nâng giá trị chè Sông Cầu

Thứ tư - 25/11/2020 05:10
Những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước và những đơn vị tâm huyết với vùng chè Nông trường Sông Cầu, thương hiệu chè nơi đây đang dần tìm lại được vị trí trên thị trường và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên ký hợp đồng với Hợp tác xã chè Thịnh An (thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ) triển khai mô hình “sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại các xóm Tân Tiến, Tân Lập, Liên Cơ, xóm 4, xóm 7, xóm 9 và xóm 12 (thị trấn Sông Cầu); quy mô 50ha, 150 hộ nông dân tham gia. Dự án đã mang tới cho các hộ dân kiến thức sản xuất chè an toàn, kỹ thuật trồng chè an toàn; đồng thời hỗ trợ phân, thuốc trừ sâu để người dân yên tâm thực hiện.

02.JPG

Vùng nguyên liệu chè an toàn của HTX Thịnh An.

Sau 03 năm thực hiện và kết thức dự án, tới nay, những người dân tham gia mô hình đã có ý thức tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật trong sản xuất, như: sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh; chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép; ưu tiên nhóm thuốc sinh học và thảo mộc đưa vào sử dụng; các hoạt hoạt động bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch diễn ra trên nương chè, đồi chè đều được ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký.

Do được đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, tưới nước hợp lý nên cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất bình quân tăng từ 8,6 tấn/ha lên 11,4 tấn/ha/năm, tăng 33 % so với trước khi thực hiện mô hình.

Về hiệu quả kinh tế, nếu bán chè tươi, trung bình 1ha (sau khi đã trừ các khoản chi phí, chưa tính công lao động) thu được 277 triệu đồng, cao hơn trước khi thực hiện mô hình 134 triệu đồng.

Người đi tiên phong

Bà Vũ Thị Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Thịnh An, chia sẻ: Trước kia, tôi công tác trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Những ngày nghỉ, tôi thường đem vài kilôgam chè về Hà Nội bán kiếm lời. Được va chạm với tư thương, am hiểu thị trường nên tôi quyết định nghỉ nghề giáo viên mầm non về chuyên tâm sản xuất, kinh doanh chè. Năm 2016, tôi thành lập HTX Thịnh An với 7 thành viên, đến nay, HTX có 8 thành viên chính và 150 hộ liên kết. Năm 2017, HTX đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với 50 ha chè an toàn; ngoài ra, HTX còn triển khai trồng thêm 20 ha chè theo hướng hữu cơ. Trồng chè an toàn, chè theo hướng hữu cơ giúp bà con nông dân có cuộc sống khỏe mạnh hơn do môi trường được đảm bảo; sản xuất chè hữu cơ sẽ có điều kiện để xuất khẩu, sẽ cho giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, việc hái và sao sấy chè là khâu rất quan trọng. Muốn có được sản phẩm chè chất lượng, hương vị thơm ngon, từ khâu thu hái đến khâu sao sấy phải được chú trọng. Bởi vậy, trong quá trình liên kết với nông dân, chúng tôi luôn tận tâm, theo sát, hướng dẫn bà con từ cách hái tới cách sao..., chúng tôi thường hướng dẫn hái ngắn, hái non một chút; khi hái xong phải tiến hành sao ngay.

01.JPG
Bà Vũ Thị Thanh Hảo, Giám đốc HTX giới thiệu sản phẩm của đơn vị.

Bên cạnh đó, HTX còn trang bị cho mỗi nhóm hộ một xưởng sấy nhỏ, gia đình nào có kinh nghiệm, làm đúng với hướng dẫn sẽ được giao phụ trách việc sao sấy cho nhóm hộ ấy. Chính vì vậy, thời gian qua, chè của HTX Thịnh An luôn đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng đón nhận, được sự tin tưởng của nhiều đối tác; chè của HTX bước đầu xuất sang Nhật Bản, Malaysia. Trong cuộc đánh giá sản phẩm OCOP năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên, HTX đã có 02 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Dạo quanh vùng chè Nông trường Sông Cầu hôm nay, chúng ta luôn thấy những nương, đồi chè đều được cắm biển, bảng ghi các thông số về mô hình chè an toàn hay chè hữu cơ và tên hộ gia đình thực hiện. Những đồi chè cứ xanh ngút, thẳng tắp, đều đặn, tín hiệu của một sự vươn mình, bật dậy đi lên của vùng chè nơi đây.

 Đồng Nghiệphttps://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại54,838
  • Tổng lượt truy cập88,733,172
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây