Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn nông thôn mới ở Kim Động

Thứ tư - 25/11/2020 05:15
Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Kim Động (Hưng Yên) đã đạt được những kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.

Ông Bùi Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện Kim Động cho biết, sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Kim Động đã đạt được những kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.

Tại các xã từ trụ sở làm việc, trường học, trạm xá, nhà văn hóa và nhiều hạng mục công trình phúc lợi công cộng được đầu tư, nâng cấp, xây mới khang trang, bề thế hơn; mạng lưới giao thông khá đồng bộ và hoàn chỉnh, kết nối giữa các địa phương trong và ngoài huyện đã giúp cho việc đi lại, trao đổi, mở mang ngành nghề, dịch vụ của người dân được thuận lợi, dễ dàng hơn. Việc dồn thửa đổi ruộng gắn với quy hoạch thủy lợi, mương máng chỉnh trang đồng ruộng đã tạo động lực mới, khuyến khích người dân mở rộng đầu tư, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Kim Động đã đạt được những kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay. Ảnh: TL

Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Kim Động đã đạt được những kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay. Ảnh: TL

Theo báo cáo của phòng NN-PTNT huyện Kim Động, kết quả thực hiện nông thôn mới năm 2019 thay đổi rõ rệt so với năm 2011: toàn huyện có 16/16 xã nông thôn mới đạt 19 tiêu chí/xã tăng 13,4 tiêu chí/xã so với xuất phát điểm năm 2011. Cùng đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên gấp 2,3 lần so với năm 2011. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo 17 xã, thị trấn (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm còn 1,8 %; năm 2011 theo chuẩn nghèo đơn chiều là 11,48%; 100% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và 80% số hộ sử dụng nước sạch (75% hộ sử dụng nước sạch do các nhà máy nước sạch cung cấp)...

Cùng đó, hệ thống đê điều, công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp góp phần nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan trong nông thôn được coi trọng, đạt nhiều kết quả. Đến nay, huyện đạt 9/9 tiêu chí theo bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Phúc, từ một huyện thuần nông, sau nhiều nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện trên địa bàn Kim Động đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như mô hình trồng cam, bưởi, chuối... Nhiều cánh đồng mẫu lớn đã được hình thành như vùng chuyên trồng cây ăn quả trên 1.500ha, vùng trồng cây rau màu trên 1.000ha, vùng trồng cây dược liệu hơn 80ha. Diện tích sản xuất nông nghiệp được cấp chứng nhận VietGap năm 2019

Hiện toàn huyện có hơn 1.700 trang trại, gia trại; trong đó có hơn 300 trang trại đạt doanh thu trên 500 triệu đồng/trang trại/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt hơn 1.250 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với năm 2011; giá trị canh tác đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Ngày 7/11/2020, huyện Kim Động đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 và đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba.
Huyện Kim Động đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Ảnh: TL

Huyện Kim Động đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Ảnh: TL

"Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Kim Động đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành. Huyện đã xây dựng, triển khai các Nghị quyết, các Chương trình, Đề án để phát triển toàn diện, trong đó tập trung vào 07 vấn đề chính như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý điều hành của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới; đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển nhanh kinh tế nông thôn", Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

Song song với đó, huyện cũng đã xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhất là vùng nông thôn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn. Ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.

Ông Phúc cho biết thêm, thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bên canh đó, huyện sẽ có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của từng địa phương, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hợp tác xã, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và đảm bảo cảnh quan môi trường nông thôn, xử lý chất thải vỏ, bao bì thuốc BVTV, các phế phẩm, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp (bầu cây, túi bọc quả...). Huyện cũng sẽ phấn đấu có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả; không có hộ nghèo, trừ trường hợp bảo trợ xã hội theo quy định hoặc bị tai nạn rủi ro bất khả kháng, bệnh hiểm nghèo.

Tại lễ đón bằng công nhận Kim Động đạt chuẩn huyện nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, dù đã đạt được thành tích cao và cán đích NTM nhưng Kim Động không được lơ là, chủ quan mà cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để nâng cao các tiêu chí NTM và tăng thu nhập cho người dân.

Theo đó, huyện cần tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp đất đai và trình độ sản xuất thâm canh của từng vùng và nhu cầu của thị trường.

HƯNG GIANG/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay21,309
  • Tháng hiện tại199,876
  • Tổng lượt truy cập90,263,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây