Học tập đạo đức HCM

Tăng hiệu quả kinh tế từ việc phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

Thứ tư - 25/11/2020 05:07
Hai năm qua, việc thực hiện chủ trương “phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn” trên đồng ruộng một số huyện ở Hà Tĩnh đã mang đến những kết quả tích cực. Cụ thể hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất truyền thống. Từ bài học kinh nghiệm được rút ra, các địa phương đang xây dựng phương án nhân ra diện rộng.

Cánh đồng thôn Chi Lưu xã Thạch Kênh huyện Thạch Hà nơi đầu tiên thực hiện chương trình xây dựng cánh đồng lớn theo hình thức xóa bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn từ vụ xuân năm 2020. Bước đầu thí điểm xóa bỏ bờ thửa nhỏ, có 98 hộ tham gia dồn 235 mảnh ruộng nhỏ thành 17  thửa ruộng lớn với tổng diện tích 35 ha. Những thửa ruộng cao được san bằng ruộng thấp, ruộng thấp thì được tôn tạo thêm lên, làm cho cả cánh đồng tương ứng bằng phẳng, tiện lợi cho canh tác. Theo đánh giá của bà con nông dân, sản xuất trên cánh đồng lớn sẽ giúp giảm chi phí giống và công lao động, thuận lợi cho việc đưa máy móc công nghệ cao vào phục vụ sản xuất.  Sau thành công ở thôn  Chi Lưu xã Thạch Kênh tiếp tục triển khai tại các thôn Tri Lệ, Thượng Nguyên, Trí Na với tổng diện tích hơn 75 ha, hướng tới vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Còn tại xã Thạch Lạc, cánh đồng thôn Hòa Lạc là địa điểm được lựa chọn để tiếp tục triển khai xóa bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn. Theo đó UBND huyện Thạch Hà chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT phối với phòng tài nguyên môi trường tiến hành đo đạc, vẽ bàn đồ thi công, phối hợp với chính quyền địa phương các hội đoàn thể từ xã đến thôn vào cuộc một cách tích cực để tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thường xuyên trao đổi với bà con để tháo gỡ những vướng mắc theo phương châm công khai, dân chủ.

Xác định rõ nếu không có sự đồng thuận của nhân dân thì rất khó thực hiện xóa bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, nên trong quá trình triển khai, công tác tuyên truyền vận động làm thay đổi nhận thức của bà con được xem là nội dung quan trọng hàng đầu, là chìa khóa thực hiện thành công xóa bỏ bờ thửa nhỏ của địa phương. Cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đội ngũ cán bộ Đảng viên luôn đi sâu, đi sát với nhân dân. Qua các buổi tiếp xúc phải chứng minh cho dân biết lợi ích của việc xóa bỏ bờ thửa nhỏ như: Phương thức sản xuất được thay đổi, được áp dụng máy móc, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ông Lê Văn Thuận - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà, cho biết: Qua 2 năm, Thạch Hà đã triển khai chủ trương hình thành ô thửa lớn tại 12 xã đạt 498 ha. Trong đó Thạch Kênh 80 ha, Thạch Xuân 65 ha, Tân Lâm Hương 35 ha, Thạch Khê 70 ha, Thạch Văn 55 ha, Thạch Hội 50 ha, Đỉnh Bàn 30 ha, Việt Tiến 20 ha, Thạch Ngọc 20 ha, Thạch Sơn 15 ha, Thạch Thắng 20 ha, Lưu Vĩnh Sơn 29 ha.. Tổng số thửa trước khi phá bờ thửa là 2.327 thửa, tổng số thửa còn lại sau khi phá là 340 thửa (giảm 1.987 thửa), bình quân diện tích 1 thửa sau khi phá bờ thửa nhỏ hình thành thửa lớn khoảng 0,89 ha.

Vụ hè thu 2020,  xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, đã thực hiện mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy mô 20 ha tại thôn Kênh do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ. Ngay từ khi triển khai mô hình, UBND xã đã bố trí triển khai mô hình tại cánh đồng  đồng nhất một loại giống chất lượng cao RVT nên rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cũng như tưới tiêu, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Nhờ vậy 20 ha sản xuất theo hướng hữu cơ đạt năng suất 300kg/1 sào, góp phần đưa năng suất lúa hè thu của xã Cẩm Thành xếp vào tốp đầu của tỉnh. Những ngày đầu tháng 9, chỉ trong 2 ngày toàn bộ diện tích 20 ha lúa RVT đã được máy gặt đập liên hợp thu hoạch nhanh gọn. Có thể thấy những cánh đồng lớn, đồng nhất sản xuất một loại giống cho năng suất cao đã góp phần tăng hiệu qủa kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Không chỉ xã Cẩm Thành, toàn huyện Cẩm Xuyên có 14 xã trên 21 xã, thị trấn thực hiện chương trình xây dựng cánh đồng lớn theo hình thức xóa bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn để sản xuất đồng nhất cùng một loại giống, cùng một quy trình canh tác. Điển hình cho phong trào này có các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Quang, Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương và Yên Hòa…. đưa tổng diện tích thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn lũy kế đến vụ Hè thu 2020 đạt 738,2 ha. Nếu như năm 2017, thời điểm khởi động việc xây dựng mô hình tại xã Cẩm Thành với diện tích 72 ha, số thửa ban đầu là 1.550 thửa, thì đến nay chỉ còn 77 thửa (giảm 1.473 thửa), bình quân diện tích 1 thửa hiện đã được mở rộng lên 0,93 ha. 

Những năm gần đây, Hà Tĩnh thí điểm thực hiện chương trình xây dựng cánh đồng lớn theo hình thức xóa bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn. Với mục đích hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng cánh đồng “một giống, một quy trình canh tác, một thời vụ”, giảm chi phí đầu vào, hạn chế ký chủ phụ và nơi trú ẩn của các đối tượng dịch hại, tăng diện tích canh tác, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm hàng hóa đồng nhất, cung cấp số lượng đủ lớn,  tạo tiền đề cho doanh nghiệp liên kết các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ; góp phần tăng hiệu quả kinh tế từ 1,5 - 2 triệu đồng/1 ha. Đến nay toàn tỉnh có 3 địa phương triển khai là Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh với tổng diện tích lũy kế thực hiện đến tháng 8/2020 là 1.264,7 ha.

Bên cạnh việc thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, thì việc  xây dựng cánh đồng mẫu gắn với sản xuất chuyên canh hàng hóa theo hướng an toàn, bền vững phải được thực hiện song hành. Quan điểm của ngành nông nghiệp là phải xây dựng cánh đồng lớn trở thành cánh đồng mẫu với phương châm “lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và giá trị thu nhập trên hộ nông dân trong năm” làm tư tưởng chỉ đạo. Từ đó xác định hình thức tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả./.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại54,889
  • Tổng lượt truy cập88,733,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây