Học tập đạo đức HCM

Kinh tế gặp khó nhưng Hà Nội vẫn dồn sức xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 17/08/2020 21:26
Dù còn nhiều khó khăn do dịch Covid 19, kinh tế bị ảnh hưởng song Hà Nội sẽ không cắt giảm kinh phí mà vẫn ưu tiên nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Tơ sen-sản phẩm OCOP độc đáo của Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Tơ sen-sản phẩm OCOP độc đáo của Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Đến hết năm 2019 Hà Nội có 6 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), có 352/382 xã đạt chuẩn NTM. Năm 2020 có 9 huyện, thị xã đăng ký với đạt chuẩn gồm Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây.

Tổng kinh phí huy động xây dựng NTM từ cuối năm 2019 đến nay là 12.355 tỷ đồng trong đó các địa phương vận động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp được trên 609 tỷ đồng, các quận đã hỗ trợ các huyện 43,17 tỷ đồng.

Ở thời điểm hiện tại, các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thường Tín, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, đủ điều kiện đầu tiên và đang tăng tốc để hoàn thiện 9/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Vốn là huyện còn gặp nhiều khó khăn của thành phố nhưng với sự quyết tâm của chính quyền và nhân dân đến nay Sóc Sơn đã có 25/25 xã đạt chuẩn NTM.

Câu chuyện hiến đất làm đường gần đây đã trở nên không còn xa lạ nữa nhưng thành cả một phong trào rộng khắp thì vẫn không thể không nhắc đến Sóc Sơn. Nhiều người dân ở đây khi hiến đất cảm thấy phấn khởi, tự hào khi chính mình đã và đang làm đẹp cho quê hương, cho gia đình bằng những con đường thẳng tắp và rộng thênh thang, thuận tiện cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất.

Sau 10 năm triển khai chương trình thị xã Sơn Tây đã có 6/6 xã đạt chuẩn NTM. Hiện nay, đơn vị này cũng đã hoàn thiện hồ sơ, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân để trình cấp có thẩm quyền công nhận.

Vừa qua đoàn công tác của thành phố cũng đã thẩm định đạt chuẩn NTM đối với 2 xã còn lại của Mê Linh là Tam Đồng và Tự Lập. Mê Linh cũng đang nỗ lực để hoàn thiện các tiêu chí đánh giá huyện NTM sao cho có thể về đích đúng hẹn.

Duy chỉ còn huyện Chương Mỹ vẫn chưa đủ 100% số xã đạt chuẩn NTM và một số tiêu chí khác khó có thể đạt trong thời gian ngắn.

Từ đầu năm đến nay dịch chồng dịch, tả châu Phi trên lợn, covid 19 trên người xảy ra đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nguồn thu giảm đi trông thấy, nhiều cơ sở sản xuất bị đình trệ, nhiều sản phẩm làm ra khó bán hoặc xuống giá là những gì đang diễn ra.

Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các huyện đang phấn đấu về đích NTM, trên cơ sở rà soát các tiêu chí còn thiếu, sắp xếp các hạng mục ưu tiên đầu tư của các huyện, thị xã, trong giai đoạn 2020-2021 Hà Nội dự kiến sẽ bố trí thêm khoảng 900 tỷ đồng…

Để tạo điều kiện một cách tốt nhất cho các quận tiếp tục hỗ trợ các huyện xây dựng NTM, Sở Tài chính cần chủ trì, phối hợp tham mưu với thành phố bằng các giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, các huyện phải huy động thêm nguồn ngân sách địa phương và kêu gọi vốn xã hội hóa.

Tơ sen-sản phẩm OCOP độc đáo của Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Tơ sen-sản phẩm OCOP độc đáo của Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Về hậu dồn điền đổi thửa, các huyện, thị xã cần giải quyết tận gốc hơn 4 nghìn thửa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Về nước sạch nông thôn, cần đẩy mạnh việc triển khai các dự án theo kế hoạch song song với việc tuyên truyền, vận động thay đổi thói quen sử dụng của nhân dân ở những nơi đã hình thành nên mạng lưới.

Về chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, theo kế hoạch Hà Nội phấn đấu năm 2020 có 1.000 sản phẩm. Tuy nhiên hiện thành phố mới chỉ đạt 301 nên trong những tháng cuối năm Sở Nông nghiệp &PTNT cần phải phối hợp với các địa phương, sở, ngành liên quan để tập trung rà soát, tạo điều kiện cho các sản phẩm phát triển, thông qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động của các làng nghề trên địa bàn.

Từ thực tiễn có thể thấy, cùng với sự hỗ trợ từ thành phố, điều quan trọng là các huyện, thị xã phải chủ động tháo gỡ khó khăn bằng những giải pháp căn cơ, sáng tạo với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đặc biệt là cần tiếp tục đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân trong vai trò chủ thể xây dựng NTM, khơi thông các mạch nguồn khác từ bên ngoài xã hội “chảy” vào...Chỉ khi ấy chương trình NTM mới về đích đúng như mục tiêu đề ra và bền vững.

Đinh Thanh Huyền/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay11,510
  • Tháng hiện tại421,002
  • Tổng lượt truy cập90,484,395
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây