Với mục tiêu là cung cấp sản phẩm thịt gà sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân. Thông qua mô hình, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học để người chăn nuôi biết và áp dụng, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo nhân rộng, hướng tới mở rộng vùng chăn nuôi gà tập trung, đảm bảo an toàn sinh học, tạo đà chăn nuôi gà phát triển. Mô hình đã triển khai với quy mô 3.500 con nuôi tại 5 hộ, giống gà thả nuôi là giống gà ri lai (75%) 01 ngày tuổi, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.
Chị Nguyễn Thị Cúc ở thôn Bắc Thái, chủ hộ mô hình cho hay: Trước khi thả giống, chị và các chủ hộ khác đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, cùng chính quyền địa phương tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật cũng theo dõi rất kỹ việc tu sửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, sát khuẩn toàn bộ cơ sở trước khi nhận giống.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy
Anh Trần Văn Thế, thôn Thanh Sơn, chủ mô hình cho biết thêm: Gà nuôi an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn so với nuôi gà truyền thống, đại trà. Từ cách chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng qua từng giai đoạn phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi. Sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 để làm đệm lót sinh học nên mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt. Gà nuôi phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít bị bệnh. Đến nay, sau hơn 3 tháng thả nuôi, gà đạt trọng lượng trung bình 1,7 kg/con, đã có thể xuất bán. Mọi năm, giá gà dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên giá gà có thấp hơn, khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả các chi phí, ước lãi khoảng hơn 9.000 đồng/con.
Với việc triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đã giúp các hộ nông dân tiếp cận được việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, cách quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh.
Theo anh Mai Ngọc Thuận, Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình, với những hiệu quả mang lại, Trung tâm cũng đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hỗ trợ các mô hình về chăn nuôi an toàn sinh học cho các địa phương khác trong tỉnh, hướng tới xây dựng vùng chăn nuôi gà tập trung, đảm bảo an toàn sinh học, tạo đà cho chăn nuôi gà phát triển bền vững…
Thùy Trang - Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã