Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo lá tràm

Thứ sáu - 19/06/2020 03:20
Keo lá tràm là loài cây đa mục đích, gỗ làm vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu cho công nghệ ván ghép thanh, ván dăm. Đặc biệt gỗ có tiềm năng bột giấy cao, 275-285 kg bột/m3. Gỗ có nhiệt lượng cao 4.800 kcal/kg nên được sử dụng làm chất đốt trong sản xuất than hoạt tính và làm củi đun.

Bộ rễ phát triển, có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. Rừng trồng 5 tuổi trên đất bazan thoái hoá với mật độ 1.600 cây/ha tạo được 380 - 570 kg nốt sần/ha/năm và cố định được 15-34 kg N/ha/năm. Tán lá dày rậm, ngăn hạt mưa, hạn chế xói mòn tốt.

Keo lá tràm được sử dụng trồng trong các mô hình lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp phong trào ở nhiều nơi, đặc biệt hiện nay được trồng nhiều ở vùng đất cát ngập nước một mùa vùng Bắc Trung Bộ.

1. Gây trồng và chăm sóc

 - Thời vụ trồng:

Tuỳ từng nơi mà chọn thời vụ trồng: Các tỉnh Bắc bộ và Thanh Hoá trồng vụ xuân hè (tháng 3-5), có thể mở rộng trồng vụ thu (tháng 7-8). Các tỉnh ven biển miền Trung trồng vụ thu đông (tháng 9-11). Các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ trồng đầu mùa mưa (tháng 5-6). Chọn ngày mưa nhỏ, râm mát hoặc nắng nhẹ, đất trong hố đủ ẩm để trồng.

- Xử lý thực bì

Nơi thực bì thưa, cao dưới 1m, phát toàn diện, dọn tươi xếp theo đường đồng mức hoặc gom đống, đốt cục bộ nhưng phải đề phòng lửa cháy lan. Nơi có thực bì dày rậm, cao trên 1-2 m, phát theo băng rộng 2 m theo đường đồng mức. Dọn tươi gom xếp vào bìa băng chừa theo đường đồng mức.

Làm đất

Nơi dốc dưới 150 làm đất toàn diện bằng cày ngầm, nếu trồng xen cây nông nghiệp thì dùng cày chảo, sau đó cuốc hố kích thước 30 x 30 x 30 cm. Nơi dốc trên 150 làm đất thủ công, cục bộ, đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm trên băng đã phát dọn thực bì theo đường đồng mức. Đào và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng 7-10 ngày.

- Phương thức và mật độ trồng

+ Phương thức trồng tuỳ mục tiêu trồng rừng mà có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài theo dải hẹp với cây bản địa gỗ lớn.

Keo lá tràm trồng phòng hộ đồng ruộng

+ Mật độ trồng: Rừng phòng hộ đầu nguồn trồng 2.500-3.300 cây/ha, phủ xanh đồi núi trọc trồng 2.200-2.500 cây/ha, rừng cung cấp nguyên liệu giấy sợi cự trồng 1.600-2.000 cây/ha.

- Bón lót

Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100-150g NPK (5:10:3) hay 200-300 g phân vi sinh hoặc hỗn hợp 50g NPK (5:10:3) + 100-150g phân hữu cơ vi sinh.

- Chăm sóc

Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8-10 ngày, đảm bảo tỷ lệ sống trên 95%. Chăm sóc trong 3 năm liền:

+ Năm đầu, chăm sóc 2 lần: Lần 1 sau khi trồng 1-2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì cây cỏ trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc đường kính 80cm. Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì xâm lấn và vun xới quanh gốc cây với đường kính 80cm. Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11.

+ Năm thứ 2, chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc giống lần 1 năm đầu. Bón thúc lần đầu mỗi gốc 200 g NPK (5:10:3) hoặc 500 g phân hữu cơ vi sinh. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1 m, tỉa bỏ cành nhánh ở thân cây đến tầm cao 1 m. Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc cây rộng 1 m.

+ Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0 m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1 m, bón thúc lần 2 như bón lần 1 nhưng rạch bón cách gốc 40-50 cm. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.

- Phòng chống sâu bệnh:

Keo lá tràm bị bệnh phấn hồng, phấn trắng gây hại. Nơi bị bệnh rải rác phải nhổ, đốt các cây bị bệnh. Nơi bị sâu bệnh hại tập trung phải bắt diệt, phun thuốc phòng trừ hoặc phòng trừ tổng hợp.

- Phòng chống cháy rừng và các tai hại khác:

Làm băng trắng cản lửa, rộng 8-10m, ủi hoặc phát dọn sạch thực bì trên băng trước mùa khô. Không đốt lửa trong rừng. Nghiêm cấm chặt phá cây, không để trâu bò phá rừng.   

2. Khai thác chế biến

Chỉ riêng với rừng trồng kết hợp cung cấp gỗ nguyên liệu giấy sợi với gỗ lớn thì cần tỉa thưa. Với rừng trồng mật độ 1.600 cây/ha tiến hành 2 lần. Khi rừng đạt 6-8 tuổi, tỉa 1/3-2/5 số cây bị chèn ép, cong queo sâu bệnh. Khi rừng 10-15 tuổi tỉa lần 2, giữ lại 400-500 cây/ha có hình thân thẳng, cao to nhất, chiều cao dưới cành lớn.

Keo lá tràm trồng trên đất cát nội đồng ngập nước một mùa

Đức Hải - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Nguồn tin: 
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,941
  • Tổng lượt truy cập90,285,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây