Học tập đạo đức HCM

Loại nông sản được trồng nhiều nhất ở Việt Nam bán sang Anh phải ngậm ngùi mang tên... Tây

Thứ ba - 04/05/2021 22:52
Liên quan đến việc gạo ST25 có nguy cơ bị đăng ký thương hiệu ở Úc, Mỹ, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, để xuất khẩu gạo đạt kết quả cao hơn, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường.

Xuất khẩu gạo sang Anh tăng 106% nhưng phải mang tên khác

Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Anh, xuất khẩu gạo sang thị trường Anh trong một vài năm gần đây tăng đột biến.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, khối lượng gạo nhập khẩu vào Anh đã tăng thêm 13,5% từ 671.601 tấn (năm 2019) lên 762.526 tấn.

Trong đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh năm 2020 đạt 3.396 tấn, trị giá 2,67 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2019. (Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh đạt 1.296 tấn, trị giá 1,295 triệu USD). 

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Thương vụ Việt Nam tại Anh, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh năm 2020 đã tăng ngoạn mục 116% về lượng và 106% về trị giá so với năm 2019. 

Tuy nhiên, thị phần gạo Việt Nam tại Anh chỉ chiếm 0,43% năm 2019 và 0,45% năm 2020.

Điều đáng nói là, gạo Việt Nam được bán tại Anh quốc với các thương hiệu: Longdan, Golden Lotus, Buffalo (của Longdan Supermarket) , Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood).  

Loại nông sản được trồng nhiều nhất ở Việt Nam bán sang Anh phải ngậm ngùi mang tên... Tây - Ảnh 1.

Thị trường Anh, EU rất ưa chuộng các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao của Việt Nam nên xuất khẩu gạo sang Anh tăng tới 106% về giá trị trong năm 2020. Trong ảnh: Lễ xuất khẩu gạo thơm sang châu Âu của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: I.T

Được biết, sản phẩm mang thương hiệu của nhà phân phối mà không mang thương hiệu của nhà sản xuất là một trong những tập quán kinh doanh thông thường tại Anh được luật pháp cho phép. 

"Phần lớn gạo Việt Nam tại Anh mang thương hiệu của nhà phân phối chứ không mang thương hiệu của vùng trồng lúa hay thương hiệu của nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu chưa làm thương hiệu hoặc nhà phân phối sở tại cho rằng thương hiệu riêng của họ có hiệu quả marketing hơn thương hiệu của nhà xuất khẩu Việt Nam nhất là khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng sở tại biết đến" - Thương vụ Việt Nam tại Anh nêu một thực tế.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng sẵn sàng chấp thuận xuất khẩu gạo không có thương hiệu và để cho nhà phân phối sử dụng thương hiệu riêng của họ trong môi trường cạnh tranh có lợi cho người nhập khẩu sở tại hơn người xuất khẩu nước ngoài.

Lựa chọn gạo chất lượng cao đặt tên theo hướng đơn giản đảm bảo xuất khẩu gạo hiệu quả

Từ câu chuyện gạo ST25 có nguy cơ bị đăng ký thương hiệu tại Mỹ, Úc, để tránh lặp lại ở các thị trường khác như Anh, EU, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, chương trình thương hiệu quốc gia cần lựa chọn một số chủng loại gạo chất lượng cao có sản lượng lớn để đặt tên theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm và gắn với địa danh nơi trồng lúa (ví dụ : gạo Sóc Trăng Việt Nam) hay tên người tạo ra giống lúa (ví dụ : gạo Ông Cua) để có thể đăng ký bảo hộ thuận lợi tại nước ngoài.

Nếu để tên gạo ST25 thì theo Thương  vụ Việt Nam tại Anh, gạo ST25 tuy đã được giải thưởng là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 nhưng rất ít người dân Anh biết đến và không có nhiều hiệu quả marketing trên thị trường Anh.

"Để có thể tạo ra đột phá thị trường lớn hơn nữa và tăng cường vị thế bền vững cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường Anh cũng như các thị trường lớn khác, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai một chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường" - Thương vụ Việt Nam tại Anh khẳng định. 

Trước đó, theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Úc, một doanh nghiệp tại nước này - Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 kèm nội dung là “Gạo, Gạo ngon nhất thế giới”.

Hiện, các cơ quan của Úc vẫn đang ở giai đoạn xem xét và đã kéo dài trong nhiều tháng nay.

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Thương vụ đã triển khai các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ thương hiệu nông sản Việt.

Theo Khánh Nguyên
https://danviet.vn/loai-nong-san-duoc-trong-nhieu-nhat-o-viet-nam-ban-sang-anh-phai-ngam-ngui-mang-ten-tay-20210504202712771.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay45,407
  • Tháng hiện tại1,196,737
  • Tổng lượt truy cập88,551,807
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây