Học tập đạo đức HCM

Mô hình “lúa - cá” - Đầu tư đúng hướng, hiệu quả kinh tế cao

Thứ hai - 17/05/2021 03:35
Nhiều năm qua, khu triều trũng của thị trấn Tứ Kỳ (Hải Dương) là vùng đất chua phèn, cấy lúa bấp bênh, nhiều hộ bỏ ruộng không canh tác để cỏ dại mọc um tùm. Từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi cá nước ngọt xen lúa đã đem lại thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, biến khó khăn thách thức thành lợi thế của địa phương.

Thị trấn Tứ Kỳ có hơn 40 ha ở các khu vực Tông, Tin, An Phòng ở Liên khu An Nhân thường xuyên bị bỏ hoang. Những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp của nông dân trên những cánh đồng triều trũng, chua phèn, khó canh tác, cấy lúa hai vụ bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Thị trấn Tứ Kỳ đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể và hội viên nhận ruộng bỏ hoang để cấy nhằm khắc phục tình trạng bỏ hoang diện tích canh tác. Tuy nhiên do ruộng bị bỏ hoang cách đây chừng 10 năm, là nơi trú ngụ sinh sôi của chuột nên việc cải tạo đất gặp rất nhiều khó khăn.

Tháng 3/2018, sau khi tham quan học tập mô hình canh tác lúa - cá tại Lý Nhân, Hà Nam, chú Đỗ Văn Do, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTXN) thị trấn Tứ Kỳ đã mạnh dạn thuê lại 38 ha ruộng của các hộ dân với giá 200.000 đồng/sào/năm để triển khai thí điểm mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. HTX đầu tư làm đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, chia diện tích ra hai phần, 1 phần đào ao nuôi cá, 1 phần trồng lúa.

Vụ mùa 2018, HTX thả trên 1,3 triệu con cá giống các loại, chủ yếu là cá trắm, chép, trôi, rô phi và cá mè. Ngoài lượng thức ăn công nghiệp, nguồn thức ăn cho cá còn được tận dụng từ những diện tích cỏ mọc hoang. Sau 6 tháng nuôi, cá phát triển tốt, trọng lượng trung bình từ 2,5 – 5 kg/con tùy loại cá với tổng sản lượng trên 5 tấn, giá bán dao động từ 25.000 – 36.000 đồng/kg, HTX thu về hơn 300 triệu, trừ chi phí cho lãi 200 triệu đồng. Bên diện tích cấy lúa, HTX cấy các giống lúa chất lượng cao TH3-3, áp dụng mạ khay cấy máy trên toàn bộ diện tích. Nhờ sự đầu tư, chăm sóc bài bản mà cuối vụ HTX thu hoạch được 80 tấn thóc, với giá bán 6.000 đồng/kg cũng cho thu lãi 200 triệu đồng.

Vụ chiêm 2019, sau khi gặt lúa xong, HTX đổi vùng nuôi cá sang vùng trồng lúa. Trên diện tích nuôi cá vụ trước không phải làm đất nên giảm được chi phí máy cày; cá quần ở đầm đánh thành bùn nên chỉ cần rắc gieo vãi nên giảm được nhân công cấy. Bên diện tích nuôi cá, chau mọc dài, cá ăn lúa và chau dạ sẽ giảm đi được 2/3 lượng cám phải nuôi cá. Thông thường HTX phải đầu tư 50 tấn cám cá nuôi thì khi thực hiện nuôi mô hình lúa cá, lượng cám giảm xuống chỉ còn 20 tấn.

1 35
 
Mô hình nuôi cá - lúa của HTX thị trấn Tứ Kỳ

Việc nuôi cá và lúa mang lại hiệu quả kép do cá và lúa có quan hệ cộng sinh. Cá ăn sâu bệnh hại nên lúa ít bị sâu bệnh, cá sục bùn diệt cỏ dại. Các chất thải của cá có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn của ruộng, giúp cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, giảm lượng phân bón, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công làm cỏ và công làm đất. Cùng với đó ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được chi phí thức ăn. Ngoài ra, việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm chi phí trong quá trình canh tác.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa, chú Do cho biết, khi nuôi cá trong ruộng lúa, đầu tiên là phải lựa chọn giống cá phù hợp với hệ sinh thái đồng ruộng; chọn nuôi các loại cá không cạnh tranh thức ăn với nhau; phải chú ý về hệ thống thoát nước để điều tiết lượng nước trong ruộng cho phù hợp với từng thời điểm, trong trường hợp mưa bão nước lớn phải bơm nước chuyển cá sang khu ruộng cấy để tránh thất thoát cá.

Mô hình lúa cá này dễ thực hiện, rủi ro thấp, chỉ cần đầu tư đắp bờ vùng, bờ thửa và tạo hệ thống kênh mương xung quanh thửa ruộng. Việc nuôi cá và lúa mang lại hiệu quả kép do cá và lúa có quan hệ cộng sinh. Cá ăn sâu bệnh hại nên lúa ít bị sâu bệnh, cá sục bùn diệt cỏ dại, chất thải của cá giúp tăng độ mùn của ruộng, giúp cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, giảm lượng phân bón, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công làm cỏ và công làm đất, sản phẩm lúa đật chất lượng cao. Ngược lại, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được chi phí thức ăn. Thêm nữa, cá nuôi từ ruộng lúa do sử dụng thức ăn tự nhiên là chính nên chất lượng thịt cá thơm ngon, bán được giá. Hiệu quả của mô hình cao gấp 3 đến 4 lần so với cấy lúa thông thường.

Mô hình nuôi lúa cá của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTXN) thị trấn Tứ Kỳ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên mọt đợn vị diện tích ruộng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và giảm tình trạng ruộng bị bỏ hoang tại địa phương. Thời gian tới, HTX sẽ đưa giống lúa ST25 vào sản xuất theo hướng hữu cơ trên vùng đất đã từng bị bỏ hoang, mùa màng thất bát của thị trấn Tứ kỳ này

Nguyễn Thị Tuyền/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay24,976
  • Tháng hiện tại326,545
  • Tổng lượt truy cập92,704,209
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây