Học tập đạo đức HCM

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Thứ hai - 17/05/2021 03:40
Hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã lan rộng ra toàn tỉnh Nam Định, địa phương này đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khống chế dịch bệnh.
Bệnh viêm da nổi cục đã lan rộng ra toàn tỉnh Nam Định. Ảnh: Mai Chiến.

Bệnh viêm da nổi cục đã lan rộng ra toàn tỉnh Nam Định. Ảnh: Mai Chiến.

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nam Định, bệnh VDNC được phát hiện lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh vào tháng 1/2021 tại xã Hồng Quang (huyện Nam Trực). Từ đó đến nay, bệnh có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở 134 hộ chăn nuôi tại 50 xã, thị trấn của 9 huyện. Trong đó, huyện Ý Yên 18 xã; Giao Thủy 14 xã; Nghĩa Hưng 5 xã; Nam Trực 4 xã; Vụ Bản, Xuân Trường, Hải Hậu, Mỹ Lộc, mỗi huyện có 2 xã và huyện Trực Ninh 1 xã.

“Thống kê toàn tỉnh có 212 con bò bị mắc bệnh, đã tiêu hủy 10 con. Hiện trên địa bàn tỉnh có 29 xã đã qua 21 ngày không phát sinh dịch bệnh”, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nam Định thông tin.

Đến thời điểm này, ông Đặng Văn Thiếu (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao đàn bò của gia đình bị mắc bệnh. Ông bảo, đàn bò đang khỏe mạnh bình thường, tự nhiên có hiện tượng nổi u cục ở da đầu, cổ, yếm và giảm ăn, đặc biệt con bê 40 ngày tuổi nổi u cục toàn thân, suy nhược, bỏ bú…

“Khi đàn bò bị mắc bệnh, gia đình đã báo lên Thú y địa phương. Qua kiểm tra, phân tích mẫu, tôi được biết bò của gia đình bị mắc bệnh VDNC, một loại bệnh mà tôi chưa gặp bao giờ ở trâu, bò”, ông Thiếu nói.

Cán bộ Thú y tiêm vacxin cho bò bị mắc bệnh VDNC. Ảnh: Mai Chiến.

Cán bộ Thú y tiêm vacxin cho bò bị mắc bệnh VDNC. Ảnh: Mai Chiến.

Ngành chăn nuôi Nam Định cho hay, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó bệnh VDNC đang phát sinh, lây lan, chưa được khống chế dứt điểm. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh vacxin của tỉnh đã nhập khoảng 3.000 liều vacxin Lumpyvac và đã chủ động tiêm phòng được hơn 2.000 liều, chưa phát hiện các trường hợp bò đã được tiêm phòng xuất hiện triệu chứng bệnh VDNC.

Hiện toàn tỉnh Nam Định có khoảng 9.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn gần 37.000 con. Trong đó, trâu hơn 6.000 con, còn lại là bò. Ngành chăn nuôi Nam Định cho rằng, đường truyền lây bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve…

Theo ông Ninh Văn Hiểu, khi xuất hiện bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi đã phối hợp với các địa phương thực hiện quản lí, cách ly triệt để những con bò mắc bệnh. Yêu cầu các hộ chăn nuôi không giết mổ, bán chạy trâu bò mắc bệnh. Đặc biệt, cương quyết tiêu hủy những con bò ốm nặng, chết theo đúng quy trình kĩ thuật.

Tỉnh Nam Định đã phân bổ 15.000 lít hóa chất sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương để thực hiện đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn tỉnh từ ngày 5 - 20/4.

Toàn tỉnh Nam Định hiện có khoảng 37.000 con trâu, bò. Ảnh: Mai Chiến.

Toàn tỉnh Nam Định hiện có khoảng 37.000 con trâu, bò. Ảnh: Mai Chiến.

Mặc dù, trên địa bàn huyện Trực Ninh mới ghi nhận 2 hộ chăn nuôi ở xã Trực Chính có bò mắc bệnh VDNC, nhưng lãnh đạo các cấp từ huyện đến thôn, xóm rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhờ vậy, ổ dịch ở xã Trực Chính nhanh chóng được khống chế, chưa phát sinh lây lan ra các địa phương khác.

Ông Nguyễn Văn Đăng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Trực Ninh cho hay: Trên địa huyện mới chỉ có xã Trực Chính ghi nhận có bò bị mắc bệnh VDNC của 3 hộ thuộc 2 xóm An Khánh và An Định với tổng đàn 16 con/3 hộ. Trong đó, có 7 con ốm, 2 con chết đã được tiêu hủy theo đúng quy định.

“Đối với những con bò bị ốm, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân đưa ra khu vực bãi rộng, cách xa chuồng trại để chăm sóc, đồng thời tổ chức tiêm vacxin cho đàn bò”, ông Đăng nói.

Ông Đăng cho biết thêm, tổng đàn trâu bò của huyện ước khoảng hơn 1.000 con (trâu 324 con, bò 745 con). Trong đó, các xã Phương Định, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng là những địa phương có đàn trâu, bò nhiều nhất. Thời gian qua, đơn vị đã cấp 1.200 lít thuốc sát trùng cho các địa phương để tiêu độc, khử trùng.

Để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh không quay lưng với thịt trâu, bò, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nam Định khẳng định: Virus bệnh VDNC chỉ gây bệnh cho trâu bò, không gây bệnh cho động vật khác và người nên người dân không nên hoang mang.

Mai Chiến/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay24,730
  • Tháng hiện tại326,299
  • Tổng lượt truy cập92,703,963
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây