Trong suốt 9 tháng vừa qua của năm 2021, các ngành kinh tế đều chững lại và thụt lùi do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu. Riêng lĩnh vực nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Sự bền vững ấy trong thử thách cam go Covid-19, không chỉ chứng minh vai trò chủ lực của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn hé lộ nhiều gợi ý tích cực cho tương lai.
Tại Úc vài năm qua, những người Trung Quốc di cư đã tăng cường thu mua đất nông nghiệp, khiến Chính phủ sở tại phải quan tâm hơn về công tác quản lý. Vì sao như vậy? Vì đó là xu hướng chung của sự phát triển. Lương thực luôn cần thiết và càng ngày càng khan hiếm với nhân loại, nên sản xuất nông nghiệp trở thành một chọn lựa khôn ngoan.
Bài toán hiện đại hóa và toàn cầu hóa sẽ vô cùng phiêu lưu, nếu mỗi quốc gia không có sự đầu tư thỏa đáng cho ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, ngành nông nghiệp được quy hoạch bài bản và tổ chức khéo léo sẽ giúp ổn định môi trường thiên nhiên, bảo đảm an ninh lương thực và tránh sự phụ thuộc lép vế của những nước nhỏ trong hợp tác quốc tế.
Nông nghiệp Việt Nam làm bệ đỡ cho kinh tế Việt Nam cầm cự và sẵn sàng vượt qua Covid-19. Và từ thực tế ấy, cần có sự chuẩn bị khác cho nông nghiệp Việt Nam trên hành trình xa hơn, dài hơn. Đánh giá công bằng và khách quan, thì Việt Nam có nền nông nghiệp giàu tiềm năng nhất trong khu vực. So sánh trực tiếp với Thái Lan thì tiềm năng nông nghiệp của Việt Nam ở các ngành hàng đều vượt trội, nhưng Việt Nam đang thua Thái Lan ở trò chơi thương hiệu. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa biết cách làm thương hiệu, là một hạn chế phải được lưu ý cải thiện.
Trong đại dịch, Việt Nam nương cậy vào nông nghiệp, thì càng phải xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn sau đại dịch. Khi cả thế giới bắt đầu sốt ruột huy động nhân lực và vật lực để kiến thiết ngành nông nghiệp, thì Việt Nam cơ bản đã có một nền nông nghiệp đáng trân trọng. Truyền thống canh tác và chăn nuôi được tích lũy đã cho Việt Nam hai thứ tài sản quý giá là kinh nghiệm sản xuất và con người cần cù, đủ để thích ứng linh hoạt với những tác động phức tạp của biến đổi khí hậu.
Trong những mặt hàng nông nghiệp Việt Nam, thì hạt gạo cần được ưu tiên. Vì sao? Vì hạt gạo không còn là lương thực của người phương Đông nữa. Người phương Tây dần dần quen thuộc với hạt gạo trên bữa ăn hàng ngày. Gạo Việt Nam không chỉ có sản lượng cao mà còn có chất lượng cao, đã được quốc tế thừa nhận. Do đó, từ điểm nhìn hôm nay, hoàn toàn có thể tin tưởng hạt gạo Việt Nam ngày mai, khi được bổ sung khái niệm thương hiệu sẽ mở đường cho kinh tế Việt Nam hội nhập tự tin.
LÝ QUÍ TRUNG - Tiến sĩ Kinh tế - Giảng viên Đại học Western Sydney, Úc
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;