Học tập đạo đức HCM

60 năm thành lập Cục Bảo vệ thực vật

Thứ hai - 04/10/2021 00:53
Ngày 5/10/2021, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tròn 60 năm thành lập. Chặng đường 60 năm đã ghi dấu những đóng góp quan trọng, không ngừng nghỉ của Cục BVTV cho ngành nông nghiệp.

Hoàn thiện bộ máy, hành lang pháp luật

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) được thành lập ngày 5/10/1961 với tên gọi Cục Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Cục BVTV là đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, có bề dày truyền thống và đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam bền vững, theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV kiểm tra tình hình sinh vật gây hại lúa đông xuân 2020 tại Thái Bình. Ảnh: Cục BVTV.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV kiểm tra tình hình sinh vật gây hại lúa đông xuân 2020 tại Thái Bình. Ảnh: Cục BVTV.

Khi mới thành lập, Cục BVTV được giao nhiệm vụ chính là phòng chống sinh vật gây gại (SVGH), quản lý thuốc BVTV và kiểm dịch thực vật (KDTV). Từ năm 2017, Cục được giao thêm nhiệm vụ quản lý phân bón và quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) theo chuỗi, với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Đến năm 2019, được giao thêm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, Cục BVTV đã nhiều lần sát nhập, tách rời, thay đổi tên gọi để phù hợp với tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Đến nay, Cục BVTV đảm nhiệm chức năng tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và KDTV, phân bón, ATTP có nguồn gốc thực vật, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Trải qua 60 năm phát triển, hệ thống tổ chức ngành BVTV từ trung ương đến địa phương từng bước được kiện toàn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản được hoàn thiện, giúp ngành BVTV hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ năng suất cây trồng, ngăn chặn đối tượng KDTV từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam.

Ngành bảo vệ thực vật đã có đóng góp rất quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất trồng trọt, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ mục tiêu xuất khẩu nông sản trong chiều dài 60 năm qua. Ảnh: LHV.

Ngành bảo vệ thực vật đã có đóng góp rất quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất trồng trọt, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ mục tiêu xuất khẩu nông sản trong chiều dài 60 năm qua. Ảnh: LHV.

Quản lý chặt chẽ vật tư nông nghiệp và ATTP, góp phần đưa đất nước từ thiếu đói trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp với tổng giá trị trên dưới 40 tỷ USD.

Hành lang pháp lý, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đã và đang được Cục BVTV hoàn thiện, hài hòa với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế trong quá trình hội nhập. Đến nay, lần đầu tiên hành lang pháp lý về quản lý phân bón đã được chuẩn hóa và đồng bộ từ Luật, Nghị định đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu

Trong công tác BVTV, hàng năm ngành BVTV tổ chức điều tra phát hiện, dự tính, dự báo sự phát sinh gây hại của SVGH trên hàng chục loại cây trồng chủ lực với hàng trăm loại SVGH chính. Khoanh vùng diện tích nhiễm và chỉ đạo phòng trừ các loại SVGH chủ yếu trên 2,5 triệu ha lúa, trên 1,5 triệu ha cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và nhiều triệu ha cây rừng trồng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động tiêu cực tới sản xuất, Cục BVTV đã tham mưu cho chính quyền các cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống SVGH, đặc biệt là các SVGH mới nổi như sâu năn, vàng lùn và lùn xoắn lá, lùn sọc đen, virus khảm lá sắn... Nhờ đó, những năm qua đã không để xảy ra dịch trên diện rộng, góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của ngành nông nghiệp.

Trong công tác KDTV, mặc dù khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng (năm 2020 khối lượng hàng hóa đã qua KDTV là khoảng 73 triệu tấn, tăng hơn 18 triệu tấn so với năm 2016), tuy nhiên công tác KDTV đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ngăn chặn triệt để đối tượng KDTV đi theo hàng nhập khẩu, cũng như đảm bảo hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tuân thủ yêu cầu KDTV của các quốc gia nhập khẩu.

Đội ngũ cán bộ của Cục BVTV luôn bám sát tình hình sản xuất, kịp thời đưa ra các giải pháp chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ sản xuất. Ảnh: Cục BVTV.

Đội ngũ cán bộ của Cục BVTV luôn bám sát tình hình sản xuất, kịp thời đưa ra các giải pháp chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ sản xuất. Ảnh: Cục BVTV.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, những năm qua, Cục BVTV đã thực hiện rất quyết liệt công tác đàm phán, dỡ bỏ rào cản kỹ thuật với các nước. Kết quả là hầu hết những mặt hàng quả tươi chủ lực của Việt Nam như thanh long, xoài, chôm chôm, vú sữa, nhãn… đã được hầu hết các thị trường khó tính và có giá trị cao như Hoa Kỳ, EU, Canada, Úc, Nhật Bản, New Zeland, Hàn Quốc… cho phép nhập khẩu.

Công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu được đẩy mạnh. Đến nay, Cục BVTV đã cấp được 2.443 mã số vùng trồng cho 213.993,75 ha vùng trồng quả tươi xuất khẩu đi các nước, trong đó chủ yếu là Trung Quốc. Bên cạnh đó đã cấp 1.766 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

Hướng tới nền sản xuất bền vững

Trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón) đã và đang được Cục BVTV siết chặt, tăng cường quản lý ở tất cả các khâu từ đăng ký, khảo nghiệm, cấp phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng.
Ông Nguyễn Qúy Dương (giữa), Phó cục trưởng Cục BVTV trong một lần thăm mô hình sản xuất lúa canh tác thông minh tại ĐBSCL. Ảnh: Cục BVTV. 

Ông Nguyễn Qúy Dương (giữa), Phó cục trưởng Cục BVTV trong một lần thăm mô hình sản xuất lúa canh tác thông minh tại ĐBSCL. Ảnh: Cục BVTV. 

Đối với thuốc BVTV, đã loại bỏ được 1.706 tên thương phẩm (14 hoạt chất bị loại bị loại và các trường hợp khác theo quy định của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT. Theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BNN, đã loại bỏ được 1.265 hàm lượng hoạt chất theo quy định ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.

Ngành BVTV hiện đang tổ chức triển khai chương trình phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học để đạt mục tiêu đến năm 2025, tăng số lượng thuốc BVTV sinh học đăng ký đạt 30%; tăng lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng đạt 20%; tăng mô hình, diện tích sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 3 - 5%; tăng 15% số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất thuốc BVTV sinh học... 

Về công tác quản lý ATTP, hàng năm thực hiện kiểm tra ATTP thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu khoảng 60.000 - 80.000 lô hàng (tương đương 5-6 triệu tấn) gồm trên 100 mặt hàng nhập khẩu từ 80 - 100 quốc gia mỗi năm.

Trong thời gian từ năm 2016 - 2020 đã tiến hành lấy 3.096 mẫu, trên 10 sản phẩm chính, kết quả đã phát hiện 173 mẫu vi phạm chiếm tỷ lệ 5,6%, trong đó tỷ lệ vi phạm nhiều nhất là về GMO (38,6%), tiếp đến là dư lượng thuốc BVTV trên trái cây (2,76%).

Ngành BVTV đang tập trung cho nhiều giải pháp, định hướng phục vụ sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: LHV. 

Ngành BVTV đang tập trung cho nhiều giải pháp, định hướng phục vụ sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: LHV. 

Đối với phân bón, tính đến hết năm 2020, Cục BVTV đã công nhận lưu hành 24.441 sản phẩm, trong đó phân bón vô cơ chiếm 80,3%, phân bón hữu cơ (bao gồm cả phân bón sinh học) chiếm 19,7%. Có 1.821 tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành phân bón, trong đó có 761 doanh nghiệp có nhà máy sản xuất.

Cục BVTV đã lựa chọn ký kết, đồng hành phát triển phân bón hữu cơ giai đoạn 2019 - 2025 với 14 doanh nghiệp. Tổng kinh phí để xây dựng mô hình mẫu, tập huấn nông dân, sản xuất tại chỗ quy mô nông hộ là hơn 526 tỷ đồng. Trên tổng diện tích 45.000 ha ở hầu hết các tỉnh, thành cả nước và trên hầu hết các cây trồng chủ lực như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp, có diện tích lớn. 

Tổ chức, triển khai chương trình phát triển phân bón hữu cơ đạt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn và tăng tỉ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón lên 15% năm 2025.

Đẩy mạnh chuyển đổi số 

Những năm gần đây, hoạt động ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được Cục BVTV đặc biệt quan tâm phát triển. Cục đã phối hợp, đặt hàng các đơn vị tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm liên quan đến các biện pháp phòng chống các SVGH đặc biệt là SVGH mới nổi.

Cục BVTV đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế, nhất là đàm phán, tháo gỡ hàng loạt vướng mắc, rào cản kỹ thuật để xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây, nông sản trong những năm qua. Ảnh: Cục BVTV.

Cục BVTV đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế, nhất là đàm phán, tháo gỡ hàng loạt vướng mắc, rào cản kỹ thuật để xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây, nông sản trong những năm qua. Ảnh: Cục BVTV.

Hàng năm, các địa phương trong cả nước có trên 4 triệu ha áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong đó chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm có trên 2,2 triệu ha áp dụng. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên 257.000 ha, công nghệ sinh thái tại các tỉnh phía Nam và miền Trung gần 2.000 ha, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp hơn 20.000 ha. Ngoài ra, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học trên các loại cây trồng như sử dụng nấm xanh, nấm trắng, nấm Trichoderma, vi khuẩn Bacillus, ong kí sinh, bọ đuôi kìm, kiến vàng…

Gần đây nhất, Cục tăng cường công tác đổi mới, ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác BVTV như: Xây dựng phần mềm quản lý SVGH trong toàn quốc, ứng dụng công nghệ trạm khí tượng tự động dự báo thời tiết vào dự báo SVGH, ứng dụng bẫy đèn kết nối camera giám sát, thiết bị phun thuốc điều khiển từ xa…

Cục BVTV đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Công an… trao tặng nhiều giải thưởng, bằng khen, cờ thi đua về những cống hiến trong hoạt động

Hiện nay, Cục BVTV có 10 tổ chức tham mưu tại trụ sở Cục tại Hà Nội (có Bộ phận thường trực phía Nam); 09 cơ quan trực thuộc Cục (09 chi cục kiểm dịch thực vật vùng); 10 đơn vị sự nghiệp (10 trung tâm); 32 trạm kiểm dịch thực vật, 02 trạm khảo kiểm nghiệm phân bón; thực hiện kiểm dịch thực vật tại 19 cảng biển, 40 cửa khẩu đường bộ và 10 sân bay quốc tế.

PV/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay15,719
  • Tháng hiện tại112,386
  • Tổng lượt truy cập92,490,050
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây