Ngày 2/7, tại Kon Tum, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN-PTNT) tổ chức lớp tập huấn triển khai Chương trình OCOP năm 2020 khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thứ Trưởng Bộ NN-PTNN Trần Thanh Nam chủ trì lớp tập huấn.
Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày với trên 200 đại biểu tham dự sẽ tập trung vào những vấn đề trọng tâm của Chương trình OCOP: Quan điểm, mục đích, ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ Chương trình phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn; Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; Những điểm mới trong tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Tài liệu tập huấn kiến thức cơ bản triển khai Chương trình OCOP; Quy chế quản lý Chương trình OCOP; Quy định triển khai và các chính sách thực hiện Chương trình OCOP.
Chương trình OCOP được xem là một giải pháp phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn Việt Nam, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Chương trình OCOP hiện nay được nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai với một số tên gọi khác nhau nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương, tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Chương trình do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.
Chương trình OCOP được Bộ NN-PTNT triển khai trong phạm vi cả nước từ năm 2018, nhưng trước đó đã có nhiều địa phương chủ động thực hiện. Trong đó, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên cả nước triển khai bài bản từ năm 2013 với Chương trình “mỗi xã - phường một sản phẩm”. Đến nay, Quảng Ninh đã có trên 300 sản phẩm OCOP được xếp hạng.
Hiện nay, có 61/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt, triển khai đề án kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP. Đến tháng 6/2020, cả nước đã có 1.760 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận. Định hướng đến năm 2030, cả nước có khoảng 4.800 sản phẩm được xếp hạng.
Thứ Trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Chương trình OCOP mới chỉ khơi dậy tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm đặc sản của địa phương, chưa mở rộng và phát triển sản phẩm ra tầm quốc gia, quốc tế. Trong thời gian tới cần phải mở rộng, phát triển ngành nghề nông thôn ra phạm vi cả nước để mở rộng thị trường, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước.
Để đạt được điều đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đưa ra 3 yêu cầu của Chương trình OCOP. Theo đó, các địa phương cần phải phát huy tiềm năng, lợi thế để tạo ra các sản phẩm đặc sản có giá trị cao; phát huy sức sáng tạo và sức mạnh cộng đồng của địa phương nhằm tạo nên những sản phẩm có giá trị cộng đồng; thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm hàng hóa.
Tuấn Anh - Đăng Lâm/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;