Học tập đạo đức HCM

Nông dân chi tiền tỉ nuôi lợn theo quy trình VietGAHP

Thứ năm - 06/04/2017 00:39
Đến thời điểm này, trang trại của anh Tân đã tiếp nhận 40 con lợn nái nhập ngoại, mỗi con trị giá 35 triệu đồng

Với mục tiêu cung ứng ra thị trường sản phẩm thịt lợn an toàn, đồng thời để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đầu năm 2017, anh Lê Quốc Tân, ở xóm 5, xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên) bắt đầu chuyển sang mô hình nuôi lợn chuồng khép kín công nghệ cao, theo quy trình VietGAHP.

Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về hướng phát triển kinh tế và được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn theo chu trình khép kín, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, anh Tân đã quyết tâm xây dựng trang trại xa khu dân cư để chăn nuôi.

Được sự ủng hộ của gia đình, vay vốn từ ngân hàng, người thân, bạn bè và Phòng NN & PTNT của huyện quan tâm, hỗ trợ mua giống lợn nhập với 1 triệu đồng/con, từ năm nay, anh Tân bắt tay vào xây dựng trang trại với mức đầu tư lên đến hàng tỷ đồng, trong đó chủ lực là chăn nuôi lợn nái siêu nạc khép kín, theo tiêu chuẩn VietGAHP.

Đảm bảo vệ sinh chuồng lợn là tiêu chí quan trọng khi chăn nuôi lợn VietGAHP. Ảnh:Mỹ Nga
Đảm bảo vệ sinh chuồng lợn là tiêu chí quan trọng khi chăn nuôi lợn VietGAHP. Ảnh:Mỹ Nga

Trang trại nuôi lợn nái nhập ngoại siêu nạc của anh Tân được xây dựng khang trang, sạch sẽ, thông thoáng trên diện tích gần 3ha, với các khu riêng biệt: khu nuôi lợn nái chửa, khu nuôi lợn nái đẻ, khu nuôi lợn hậu bị và khu chuồng phối giống. Các dãy chuồng đều lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, nhiệt độ, hệ thống lọc khí, quạt thông gió để hút mùi, hệ thống xử lý chất thải với bể biogas…

Anh Tân cho biết: Nuôi lợn theo mô hình theo VietGAHP, mọi quy trình đều được thực hiện bài bản…Đặc biệt, tất cả mọi hoạt động chăm sóc lợn từ giờ cho ăn, tiêm phòng, lịch vệ sinh hàng ngày đều phải ghi vào sổ nhật ký chăn nuôi để theo dõi. Ưu điểm của quy trình này là kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình chăn nuôi, truy nguyên theo sổ sách ghi chép để có biện pháp khắc phục. Ngay khâu đầu tiên là thức ăn đã phải đảm bảo an toàn.

Lợn con khi được 3 tháng tuổi, cho ăn toàn bộ cám hỗn hợp và tiêm phòng các loại vắc-xin phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sỹ thú y. Khi lợn từ 3 tháng tuổi trở lên, sẽ chuyển sang ăn thức ăn hữu cơ tự phối trộn gồm 60% ngô, 20% cám gạo, 20% đỗ tương, không hề sử dụng các chất như kháng sinh, chất tăng trọng hay chất tạo nạc.

Mô hình chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao của gia đình anh Tân ở xóm 5, xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên).
Mô hình chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao của gia đình anh Tân ở xóm 5, xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên). Ảnh: Mỹ Nga

Đến thời điểm này, trang trại của anh Tân đã tiếp nhận 40 con lợn nái nhập ngoại, mỗi con trị giá 35 triệu đồng. Trong vòng 6 tháng, khi đã tiếp nhận 165 con thì quy trình chăn nuôi sẽ đi vào ổn định, ước tính xuất bán bình quân trên 4.500 con lợn giống/năm.

Anh Tân chia sẻ thêm: “Tham gia chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, được học quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng vắc-xin, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, nên đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh, tôi thấy an tâm hơn nhiều”.

Ngoài chăn nuôi lợn, gia đình anh Lê Quốc Tân còn nuôi  gần 5 ha cá rô phi đơn tính, tận dụng nguồn thức ăn sạch, thiên nhiên từ cây cỏ xung quanh vườn nhà. Mỗi lứa cá mang lại thu nhập 20 triệu đồng/ha.

Theo bà Lê Thị Dung - Phó Phòng NN&PTNT huyện Hưng Nguyên, toàn huyện hiện có 50 trang trại với hơn 200 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. 90% hộ dân đăng ký tham gia chăn nuôi, sản xuất sạch, an toàn. Tuy nhiên, trang trại của gia đình anh Tân là mô hình đầu tiên đăng ký chăn nuôi theo quy trình VietGAHP; đây là giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững mà thời gian tới huyện Hưng Nguyên sẽ nhân rộng./.

Theo Mỹ Nga/ Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay39,348
  • Tháng hiện tại697,417
  • Tổng lượt truy cập90,760,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây