Học tập đạo đức HCM

Xây nhà hàng 3 tỷ đồng để đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn

Thứ năm - 01/06/2017 03:51
Sản xuất thực phẩm sạch và xây một nhà hàng gần 3 tỷ đồng để tổ chức đưa sản phẩm thành “chuỗi” hàng hóa từ trang trại đến bàn ăn, bếp ăn là cách làm táo bạo, mới mẻ của nông dân Trần Quốc Hòa ở thôn Đông Tân, xã Thạch Tân (Thạch Hà).

xay nha hang 3 ty dong de dua san pham tu trang trai den ban an

Nhà hàng diện tích trên 1000 m2 của anh Hòa chuẩn bị đưa vào hoạt động

Giàu lên nhờ chăn nuôi

Trần Quốc Hòa là người năng động, dám nghĩ, dám làm, không cam chịu nghèo đói. Năm 2011, anh lặn lội ra các tỉnh phía Bắc để học tập cách nuôi gà đẻ và quyết định về đầu tư ngay 1 trại gà trên 10 nghìn con, tại nơi mình sinh sống.

Vốn liếng chẳng có bao nhiêu, để có hàng trăm triệu đồng đầu tư nuôi gà, anh phải thế chấp tất cả tài sản và vay mượn thêm từ anh em, bạn bè. Hành động táo bạo này đã đưa anh đi đến thành công và bắt đầu một bước ngoặt mới.

Từ đó đến nay, đàn gà luôn ở mức từ 10-13 nghìn con, trong đó, khoảng 70% là gà đẻ, còn lại là gà hậu bị và một ít gà thương phẩm. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, trại gà cho trên 5.000 quả trứng, thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tính ra, mỗi năm, doanh thu từ trại gà lên tới khoảng 4 tỷ đồng.

Thành công từ trang trại gà đẻ, năm 2016, anh đầu tư trang trại chăn nuôi tổng hợp 12 ha tại xã Thạch Xuân (Thạch Hà) với tổng kinh phí lên đến 10 tỷ đồng. Tại trang trại này, anh nuôi gần 100 con bò. Trong đó, chủ yếu bò nái, mỗi năm sinh khoảng 60 bê con.

Năm đầu tiên, anh chọn lựa những con bê đẹp để làm giống hoặc bán giống, số còn lại bán thịt. Bên cạnh đó, anh nuôi hàng chục con lợn rừng và lợn nít nái, mỗi năm cho khoảng 300 lợn con, nuôi thành lợn thương phẩm. Ngoài ra, anh mới nuôi thêm trên 30 con dê nái.

Tương tự, lợn thương phẩm cũng chủ yếu bán cho khách hàng làm thịt. Thức ăn của bò, lợn chủ yếu là rau, cỏ được trồng tại trang trại và một phần bã bia nên sản phẩm rất được khách hàng ưa chuộng.

Tuy mới đi vào hoạt động nhưng trang trại của anh đã đem lại doanh thu tương đối lớn; người dân đặt mua hàng ngày càng đông. Anh cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng quy mô, chủ yếu là lợn rừng, lợn nít, bò…

xay nha hang 3 ty dong de dua san pham tu trang trai den ban an

Lợn rừng, lợn nít tại trang trại của anh Trần Quốc Hòa.

Đưa sản phẩm từ trang trại… đến bàn ăn

Mặc dù sản phẩm trang trại sản xuất ra đều bán tốt, không ế hàng nhưng anh Hòa vừa đầu tư xây dựng một nhà hàng diện tích trên 1.000 m2 ngay tại trung tâm xã Thạch Tân để thực hiện ý tưởng đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Anh chia sẻ: “Tôi xây dựng nhà hàng với mong muốn tiêu thụ sản phẩm cho chính trang trại mình, không chỉ bò, lợn mà còn nhiều sản phẩm khác sau này. Trước mắt, tôi sẽ chuyên phục vụ các món bê thui, lợn rừng, lợn nít, dê, các món ăn đồng quê như gà, cá… Cùng với đó, giới thiệu để đưa sản phẩm sạch của trang trại mình đến tận bếp ăn các gia đình ở TP Hà Tĩnh và vùng lân cận. Với 12 ha trang trại này, tôi sẽ tổ chức chăn nuôi sạch, trồng rau sạch để phục vụ người tiêu dùng. Sắp tới, tôi cho lắp hệ thống camera tại trang trại để khách có thể “giám sát” quá trình sản xuất, chăn nuôi của mình, khỏi băn khoăn về chất lượng sản phẩm. Trang trại sẽ nhận nuôi lợn sạch, bò sạch theo đơn đặt hàng và gắn mã số vào từng con vật để khách yên tâm”.

Cũng theo anh Hòa, nếu thực hiện được ý tưởng này, trang trại sẽ có đầu ra ổn định, bền vững. Lúc đó, ngoài mở rộng quy mô, anh sẽ liên kết với các hộ dân để phát triển sản xuất, chăn nuôi sạch cung ứng cho người tiêu dùng. Cách làm này thành công, hy vọng sẽ giải quyết tốt đầu ra cho người sản xuất, chăn nuôi.

Chính Thu/baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay42,000
  • Tháng hiện tại700,069
  • Tổng lượt truy cập90,763,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây