Học tập đạo đức HCM

Chuyện về HTX đi đầu trong trồng dâu nuôi Tằm ở huyện miền núi Hương Sơn

Thứ tư - 09/10/2024 10:40
Thời gian qua, HTX Cường Nga, xã Quang Diệm đã thử nghiệm thành công việc nuôi tằm – mô hình kinh tế mới của huyện miền núi biên giới Hương Sơn. Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.
HTX Cường Nga hoạt động trên lĩnh vực chăn nuôi ong lấy mật và cung ứng ong giống ra thị trường. Mỗi năm HTX Cường Nga sản xuất, cung ứng khoảng 2.000 đàn ong giống, trên 20 tấn mật ong ra thị trường. Tuy nhiên để mở rộng ngành nghề, nâng cao thu nhập, HTX đã nghiên cứu nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị cũng như đặc thù vùng miền của địa phương. Sau nhiều chuyến tham quan học hỏi mô hình nuôi tằm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, cuối năm 2023, HTX Cường Nga bắt đầu nhập trứng tằm từ Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ ở quận Long Biên – Hà Nội về nuôi thử. Thời điểm đó, HTX đặt nhiều niềm tin với mô hình mới này, bởi nếu quá trình nuôi thử nghiệm thành công sẽ giúp bà con nhân dân có thêm nghề mới để phát triển kinh tế, đặc biệt là đưa cây dâu về trồng để lấy lá làm thức ăn cho tằm nhằm thay thế các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp tại những vùng đất ven sông, ven suối, đất đồi trồng keo, tràm ở vị trí thấp trũng.
1c
Mô hình nuôi tằm mở ra nhiều cơ hội đổi đời với người dân Hương Sơn
Với niềm tin và quyết tâm đó, vào đầu tháng 9/2022, HTX Cường Nga đã đưa cây dâu lai về trồng trên diện tích 3 ha tại xã Quang Diệm. Mặc dù mới trồng thử nhưng năng suất dâu lá đạt trên 10 tấn/ha. Tháng 3/2024, HTX bắt đầu tiến hành thả nuôi 2 hộp tằm/tháng, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên sản lượng kén tằm thu về thấp, không như mong muốn.
Không nản chí, lúc này, anh Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc HTX Cường Nga kiêm Chủ nhiệm CLB Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Hương Sơn tiếp tục hành trình đi học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương. Sau khi tiếp thu kiến thức và sự hỗ trợ đắc lực của Trung Tâm, anh trở về tiếp tục sự nghiệp trồng dâu nuôi tằm của HTX. Với sự quyết tâm của HTX, từ tháng 6/2024 đến nay, HTX Cường Nga đã làm chủ quy trình nuôi tằm con và tằm lớn với các giống tằm chính: VH 2020 và tằm lưỡng hệ Trung Quốc. Đặc biệt là mới nuôi nhưng 12 hộp tằm (mỗi hộp 100gam) do HTX Cường Nga sản xuất, bán ra thị trường thu về 86 triệu đồng. Chia sẽ về công việc trồng dâu, nuôi tằm, anh Nguyễn Văn Cường cho biết, nuôi tằm không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo của người nuôi. Vất vả nhất là trong 3 ngày tằm ăn rỗi, nhân công phải thường xuyên theo dõi, quan sát cẩn thận để kịp thời phát hiện những bất thường, chỉ cần lơ là là mọi sự cố gắng đổ xuống sông, xuống biển. Thế nhưng, bù lại, nuôi tằm cho giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp truyền thống hiện nay tại địa phương.
1b
Phó Giám đốc HTX Cường Nga vui mừng vì sản phẩm kén thu được đạt hiệu quả cao
Theo tính toán và chia sẻ của Phòng NN&PTNT huyện, hiện trên thị trường có khá nhiều loại giống dâu phù hợp như GQ2, VH15, S7, S7 CP… Những loại này rất dễ trồng, chỉ sau 6 tháng là có thể thu hoạch, năm thứ 2 năng suất lá dâu có thể đạt 15 - 20 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha. Trừ tất cả chi phí, mỗi ha dâu có thể mang lại thu nhập 100-120 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Một hộp tằm con (trọng lượng 100 gam) nuôi trong khoảng thời gian 15 ngày sẽ hết khoảng 800 kg lá dâu nhưng có thể cho ra 45 - 50 kg kén. Giá trên thị trường là 160 – 180 nghìn đồng/kg, trung bình mỗi tháng người dân có thể thu hoạch 13 - 15 triệu đồng.
1d

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm tham quan vườn dâu rộng 3 ha của HTX Cường Nga tại xã Quang Diệm

Sự thành công bước đầu của HTX Cường Nga mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế với người dân Hương Sơn trong việc tập trung mở rộng diện tích trồng dâu và nuôi tằm, đặc biệt là việc trồng dâu làm thức ăn cho con tằm. Để khuyến khích bà con Nhân dân trồng dâu, nuôi tằm, HTX đã có một số chính sách hỗ trợ ban đầu, đồng thời giúp người dân lựa chọn hướng đi phù hợp.  Ông Nguyễn Văn Cường – Phó Giám đốc HTX cho biết thêm, đối với trồng dâu, HTX đảm nhận cung cấp toàn bộ dâu giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc dưỡng dâu; hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cho đến khi thành công. HTX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra theo giá thị trường (theo từng thời điểm). Người dân chỉ cần đối ứng phân chuồng, công chăm sóc. Đối với nuôi tằm, HTX đảm nhận nuôi tằm con từ 1-2 ngày tuổi (giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật cao). Từ 4-5 ngày tuổi sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân. Quá trình nuôi sẽ được các cộng sự, thành viên HTX Cường Nga tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Sau 2 tuần cho ra kén, HTX sẽ thu mua lại theo giá thị trường. Đến thời điểm hiện tại, HTX Cường Nga cũng đã xây dựng được mối liên kết với Công ty cổ phần Dâu tằm tơ đứng chân tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nên đầu ra đảm bảo. Cũng vì lẽ đó, HTX Cường Nga mong muốn người dân ở các địa phương Hương Sơn nắm bắt cơ hội để chuyển đổi mô hình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Được biết, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã xuất hiện khá lâu ở các địa phương của huyện Hương Sơn như Tân Mỹ Hà, An Hòa Thịnh nhưng mất dần trong những năm gần đây. Vì vậy, việc HTX Cường Nga triển khai trồng dâu và nuôi tằm thành công đã khuyến khích người dân nơi đây tiếp tục phát triển nghề truyền thống, mạnh dạn đầu tư trong thời gian tới để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng NTM.  
           Bích Hường
Trung tâm Văn hóa – Truyền thông Hương Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay27,238
  • Tháng hiện tại685,307
  • Tổng lượt truy cập90,748,700
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây