Đã gần 1 năm nay, ông Toan và 3 người trong Hợp tác xã đã chuyển đổi từ nuôi cá trê, cá lóc sang mô hình nuôi cá bống tượng, cá chình.
Theo ông Toan, trong những năm qua, nhờ có thu nhập từ cây cà phê và mô hình nuôi cá lóc, cá trê, cá chép…, ông đã gom đủ số vốn cần thiết để cùng với 3 người bạn, thử sức với 2 giống cá này. 4 người góp được 1,7 tỷ đồng đầu tư con giống, đồng thời mở rộng hồ, xây lại thành bể trên diện tích ao hồ 3ha.
Dẫn chúng tôi ra bờ ao, ông Toan thả ít cá mương làm mồi xuống, chỉ phút chốc, trên mặt hồ, hàng trăm, hàng ngàn chú cá bống tượng, cá chình nổi lên đớp mồi, khuấy động cả một mặt hồ.
Qua nhiều năm nuôi cá, các thành viên trong tổ đều đã có kinh nghiệm trong việc nuôi cá, tuy nhiên ở giống cá chình và cá bống tượng lại là một vấn đề khác. 2 giống cá này đòi hỏi phải bỏ thời gian chăm sóc tỉ mỉ và theo dõi thường xuyên hơn so với các giống cá khác.
Ông Toan chia sẻ: Khi nuôi cá bống tượng, có thể tận dụng ao nuôi cũ hoặc đào mới, nhưng phải đảm bảo kết cấu bờ vững chắc, không rò rỉ, nền đáy chắc chắn. Nước trong ao phải được lựa chọn và xử lý kỹ càng, trước khi thả cá phải kiểm tra lại các yếu tố môi trường như độ PH, độ kiềm, nhiệt độ... Mỗi tháng thay nước định kỳ 1 lần, mỗi lần thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao. Có như vậy mới tạo được môi trường ổn định cho loài cá bống tượng sinh sống.
Đối với cá chình, ông Toan cho biết, cũng giống như cá lóc, thức ăn của nó là cá mương. Trước đây, tôi đã từng thử nuôi cá lóc và cá chình cùng lúc, mỗi giống tôi đều cho ăn một lượng thức ăn tương đương. Kết quả là cá lóc đã thu hoạch khá cao, tuy nhiên, lợi nhuận chỉ bằng gần một nửa so với con cá chình đem lại. Đây có thể nói là giống cá đẻ ra tiền, tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro cũng rất cao, bởi sự đòi hỏi nguốn vốn ban đầu là rất lớn.
Ông Toan còn cho biết: Cá chình cũng khá ít bệnh, tuy nhiên cái quan trọng nhất chính là nguồn nước để nuôi. Các nguồn nước từ mạch, nước mương xung quanh chúng tôi đều không dám lấy, mà phải bơm hoàn toàn bằng máy. Cứ đều đặn 3 ngày/1lần, chúng tôi lại đo độ PH và độ kiềm của nước. Khác với các loại cá thông thường hợp với độ PH của nước khoảng 70, thì con cá chình phải sống trong môi trường nước có độ PH là 85. Sau vài tháng, nếu đã quen hồ rồi thì những chú cá chình sẽ thuần lại, không tìm cách trốn đi nữa.
Tiên phong nuôi cá bống tượng và cá chình, ông Toan và các thành viên đã khăn gói đi vào Cần Thơ để học tập kinh nghiệm những hộ nuôi ở đây. Bên cạnh đó thông qua sách vở, internet, các thành viên cũng dần dần tự hoàn thiện kiến thức cho riêng mình. Trong năm tới, mô hình nuôi cá bống tượng và cá chình này, sẽ bắt đầu xuất bán.
Anh Nguyễn Văn Dân – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) đánh giá: Những năm trở lại đây, 2 giống cá này có giá trị kinh tế rất cao với mức giá được duy trì ổn định. Vậy nên, nếu có thể sản xuất được sản lượng cá nhiều và chất lượng tốt, thì mô hình này đem lại tiềm năng lớn. Bởi hiện tại, trên thị trường, hầu như nguồn cung không đủ để đáp ứng cho nguồn cầu. Để động viên kịp thời các hộ chăn nuôi này, chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm, thăm nom các mô hình để có thể sát cánh và hỗ trợ kịp thời bà con khi cần thiết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã