Theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Tĩnh là 599.718 ha. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, sẽ chuyển mục đích sử dụng 12.231 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: "Các cấp chính quyền cần xác định công tác đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương" |
Nghị quyết cũng xét duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Tĩnh với các chỉ tiêu cụ thể như: tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2015 là 599.718 ha, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp 7.267 ha và đưa 9.014 ha đất nông nghiệp, 2.605 ha đất phi nông nghiệp vào sử dụng trong kỳ.
Về tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất trên địa bàn, theo số liệu của các cơ quan chuyên môn, tổng diện tích cần đo vẽ bản đồ địa chính theo dự án tổng thể trên địa bàn tỉnh là 199.365 ha thuộc địa bàn 235 xã, phường, thị trấn, chiếm 33,24% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; tính đến ngày 31/5/2013 đã hoàn thành đo vẽ bản đồ tại 126 xã với tổng diện tích 110.114ha và đang thực hiện đo vẽ tại 65 xã. Toàn tỉnh hiện có 3.707 tổ chức sử dụng đất với 352.507 ha.
Về kết quả cấp giấy chứng nhận: đất sản xuất nông nghiệp đã cấp 04/4 tổ chức, diện tích 502 ha, đạt 100%; đất lâm nghiệp đã cấp 19/20 tổ chức, diện tích 262.292 ha, đạt 95%; đất nuôi trồng thủy sản đã cấp 08/9 tổ chức, diện tích 700 ha, đạt 89%; đất chuyên dùng đã cấp 3212/3618 tổ chức, diện tích 6.872 ha, đạt 83%.
Tính đến ngày 31/5/2013, các địa phương trên địa bàn đã cấp giấy chứng nhận cho 9329/9898 hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà ở trái thẩm quyền và đã cấp giấy chứng nhận đất ở lần đầu cho 27.914 hộ, đạt 34,39% kế hoạch...
Theo ý kiến của đa số đại biểu tham gia hội nghị, mặc dù đã có những cố gắng, song tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSD vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Các cơ quan chuyên môn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Tại một số địa bàn công tác chuyển đổi sử dụng đất chậm, chất lượng chuyển đổi thấp làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện; lực lượng xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận ở cấp huyện, cán bộ địa chính xã còn quá mỏng, yếu về trình độ năng lực nên việc ra quân đồng loạt để thực hiện nhiệm vụ khó khăn, kinh phí đầu tư hạn chế, nhất là kinh phí đối ứng cấp giấy chứng nhận ở cấp huyện, cấp xã.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị thời gian tới, các cấp chính quyền cần xác định công tác đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng phối hợp thực hiện; các cơ quan chuyên môn, đơn vị tư vấn cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham mưa, tư vấn, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất...
Ngô Tuấn - Phương Thảo
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã