Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng mẫu - thành công và đôi điều cần bàn

Thứ hai - 10/06/2013 20:05
Vài năm trở lại đây, cánh đồng mẫu (CĐM) đã không còn quá xa lạ với nông dân Hà Tĩnh. Đồng nhất một loại giống, một thời vụ, một kỹ thuật thâm canh và trên cùng một cánh đồng không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo mà còn tạo điều kiện để bà con nông dân tiếp cận ứng dụng KHKT, chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa, hiện đại. Song, điều đáng quan tâm, trăn trở nhất qua mô hình này là làm sao để CĐM thực sự mẫu và người nông dân đã thực sự là người có lợi nhất trong cách làm ăn mới này.

 

Bài 1: Nâng tầm nghề nông

Có lẽ chưa bao giờ doanh nghiệp (DN) và nông dân lại đồng hành bình đẳng trên lĩnh vực nông nghiệp như hiện nay. DN thiết kế đầu vào, đầu ra và chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho sản phẩm lúa gạo, còn người nông dân trở thành những “ông chủ” quyết định giá cả, thời điểm bán. Nói cách khác, với hình thức tổ chức sản xuất mới mẻ, CĐM đã nâng tầm cho người nông dân...

Hút DN về với ruộng…

Cách đây 1 năm về trước, khi Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) “tiên phong” cho mô hình CĐM giống lúa VTNA 2 với 426 ha đã tạo ra không ít tranh luận. Không phải vì sự lạ lẫm về hình thức tổ chức sản xuất, bởi đúng ra CĐM đã chính thức “đặt chân” lên Hà Tĩnh từ vụ đông xuân 2012. Điều khiến người ta phân vân chính là quy mô cánh đồng chiếm đến hơn 97% diện tích sản xuất lúa toàn xã, “hiện tượng” chưa từng có từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh.

Đức Thọ dẫn đầu năng suất lúa xuân
Sản xuất theo mô hình CĐM là điều kiện quan trọng để hướng tới nền sản xuất lúa gạo hàng hóa.

Ông Đặng Quốc Hải - Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: “Liên kết với DN (Tổng Công ty CP VTNN Nghệ An) theo quy trình khép kín từ khâu cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm, người nông dân không còn phải tự “bơi” giữa muôn vàn giống, phân bón và tìm kiếm đầu ra. Năng suất lúa đạt khá đồng đều với 57-58 tạ/ha; sản lượng lúa toàn xã tăng 320 tấn so với trước đây. Tính ra, mỗi ha cho lãi hơn 9,5 triệu đồng, hơn sản xuất đại trà từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Tất cả được Công ty mua với giá cao hơn thị trường thời điểm đó 10%. Bây giờ, bà con nông dân đã quen với cách làm ăn theo hợp đồng mua bán giữa nông dân và DN”.

Thắng lợi lớn nhất của mô hình chính là tạo niềm tin cho bà con nông dân trong xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung thay đổi nếp làm, cách nghĩ về sản xuất khi lúa gạo không còn là sản phẩm an sinh mà trở thành hàng hóa. Các mô hình liên kết xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cánh đồng mẫu tiếp tục khẳng định ưu thế ở những vụ tiếp theo như: giống lúa VTNA2 ở Cẩm Nam (Cẩm Xuyên), Thạch Kênh (Thạch Hà) hay Đức Thủy (Đức Thọ); giống lúa RVT ở Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên)…

Theo đó là sự góp mặt ngày càng nhiều “đại gia” đầu tư vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa gạo như: Công ty CP VTNN Hà Tĩnh, Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Giống cây trồng Trung ương, Tập đoàn Quế Lâm… Mới đây nhất là mô hình CĐM 16 ha giống lúa BTE1 do Tập đoàn Bayer ở Ấn Độ liên kết với xã An Lộc (Lộc Hà) đạt “đỉnh” về năng suất: trên 8 tấn/ha, bước ngoặt này minh chứng CĐM có thể “sống” ở cả những vùng đất khó khăn. Cuộc chạy đua này không chỉ nâng tầm cho DN, nông dân mà còn lọc tuyển thêm nhiều loại giống chất lượng cho địa phương.

Ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “CĐM là chủ trương lớn của Bộ NN&PTNT, thông qua hình thức sản xuất này, giá trị sản phẩm liên tục gia tăng. Quan trọng, nhận thức của người sản xuất đã thay đổi từ tự cung tự cấp sang liên kết để sản xuất hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 3.700 ha sản xuất theo CĐM của 6 công ty cung ứng, tiêu thụ”.

“Hời” về KHKT…

Nếu nói về tập quán cũ, cha ông vẫn có câu “công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Nói vậy là muốn nhấn mạnh công chăm sóc nhưng tính rập khuôn của nhận thức thâm canh đã đẩy đến “cơ sự” bón quá lượng phân cho phép. Cùng với đó là “đoán mò” theo linh cảm về dịch bệnh trên lúa, rồi vạ đâu lại bón phân, bón đạm đấy. Thế nên không ít ruộng lúa tốt bời bời mà chẳng cho năng suất, có nơi lại “làm mồi” cho sâu bệnh. Bên cạnh đó là tập quán gieo dày (bình quân 6-7 kg giống/sào), gấp 2-3 lần so với yêu cầu. Lợi bất cập hại, vừa tốn kém, vừa kìm hãm sự đẻ nhánh và phát triển của cây, lại còn mẫn cảm với sâu bệnh!

Bài 1: Nâng tầm nghề nông
Với hình thức tổ chức sản xuất mới mẻ, hiện đại, mô hình cánh đồng mẫu đã thực sự nâng tầm nghề nông

Đó là chuyện của trước đây. Từ việc phải tuân thủ chỉ đạo kỹ thuật của nhà chuyên môn với nguyên tắc “3 chung” (chung giống, chung thời vụ, chung quy trình thâm canh) trong CĐM đã dần dần thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân, mở đường cho việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ.

Chị Hoàng Thị Lĩnh (thôn Nam Yên, xã Cẩm Nam - Cẩm Xuyên) cho biết: “Bây giờ chúng tôi không cần phải lặn lội chọn tìm giống, vật tư phân bón, tất cả các khâu đều được hướng dẫn, khuyến cáo. Sản xuất theo quy trình vừa đỡ vất vả, vừa lợi vì giảm được chi phí đầu vào. Gia đình tôi làm 6 sào CĐM, cả vụ chẳng biết đến phun thuốc trừ sâu”.

Đáng mừng, nông dân trong CĐM được chuyển giao KHKT hiện đại nhất, mới nhất đã đành, sự liên đới còn giúp những người chưa nằm trong số này cũng được “cải tạo” về kỹ thuật. Theo anh Nguyễn Văn Thành (thôn Liên Vinh, xã Thạch Đài - Thạch Hà): “Mặc dù chưa tham gia vào CĐM nhưng qua theo dõi, tôi cũng chắt góp thêm cho mình nhiều kiến thức để áp dụng cho ruộng nhà, nhất là đối với canh tác giống lúa ngắn ngày. Bây giờ tôi đã bỏ được thói quen sản xuất “ào ào”, quả thật có vững về kỹ thuật thì hiệu quả sản xuất mới cao”.

Nguyên tắc “3 chung” cũng tạo cơ hội cho cơ giới hóa “nhập cuộc”, giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả công việc. Anh Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng NN&PTNT Cẩm Xuyên cho biết: “Vụ xuân 2013, toàn huyện Cẩm Xuyên có 1.500 ha thực hiện sản xuất theo CĐM. Đồng nhất về cơ cấu đã tạo điều kiện cho máy móc ra đồng thuận tiện và hiệu quả hơn. Hiện nay, máy gặt đập liên hợp đã thông dụng trên các cánh đồng, thậm chí một số xã có đến 3-4 máy còn các loại máy gặt mini và máy gặt tay, máy cày có đến hàng trăm cái. Nhờ vậy, cả thu hoạch vụ xuân, cả làm đất hè thu, chúng tôi chỉ mất hơn 1 tuần lễ là hoàn thành”.

Hai năm có thể chưa đủ dài để đi đến những nhận định thấu đáo về câu chuyện CĐM. Điều dễ nhận thấy, năng suất, chất lượng lúa luôn xác lập kỷ lục mới và nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh đang khoác lên mình diện mạo mới, chất lượng, hiện đại và quy mô lớn.

Tuy nhiên, câu chuyện xung quanh CĐM lại còn có những vấn đề đáng phải bàn...

(Còn nữa...)
Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,925
  • Tổng lượt truy cập90,876,318
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây