Học tập đạo đức HCM

Mỗi năm chỉ ngóng 1 ngày: Nhận 3.000 đơn hàng, chốt tiền trăm triệu

Chủ nhật - 23/09/2018 08:04
Hơn 50 năm, trải qua hai thế hệ làm đèn lồng, gia đình anh Nguyễn Trọng Thành (quận 11, TP.HCM) lại tất bật chuẩn bị hàng cho khách đặt trong những ngày cận kề Trung thu.

Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lạc Long Quân (Quận 11, TP.HCM), gia đình anh Nguyễn Trọng Thành là một trong số những nhà có truyền thống làm đèn lồng dịp Trung Thu hiếm hoi còn sót lại ở làng nghề Phú Bình. Theo anh Nguyễn Trọng Thành (50 tuổi), ngày trước, bố mẹ anh từ Nam Định vào TP.HCM lập nghiệp với nghề làm đèn lồng. Đến nay, họ có hơn 50 năm theo công việc này. Cũng theo anh Thành, gia đình anh có 8 anh em làm nghề. Tuy nhiên bây giờ chỉ có anh Thành và anh Nguyễn Trọng Bình còn tiếp tục.

'Anh Thành cho biết, từ đầu tháng 6, anh xin nghỉ làm bảo vệ thời vụ để tìm mua vật liệu chuẩn bị cho việc làm đèn lồng. Năm nay, gia đình anh nhận được hơn 3.000 đơn hàng. Trong đó, có những đơn hàng xuất sang Mỹ, Singapore, Trung Quốc…'

Anh Thành cho biết, từ đầu tháng 6, anh xin nghỉ làm bảo vệ thời vụ để tìm mua vật liệu chuẩn bị cho việc làm đèn lồng. Năm nay, gia đình anh nhận được hơn 3.000 đơn hàng. Trong đó, có những đơn hàng xuất sang Mỹ, Singapore, Trung Quốc…

 

'Để tạo nên những chiếc đèn lồng đặc trưng, màu vẽ được gia đình anh tự pha chế.'

Để tạo nên những chiếc đèn lồng đặc trưng, màu vẽ được gia đình anh tự pha chế.

 

'Theo anh Thành, màu được trộn đều giữa nước, keo, màu bột nước. Màu này có đặc điểm là nhanh khô. Khi vẽ, màu sẽ tạo nên được những đường nét sặc sỡ, đẹp mắt cho chiếc đèn lồng.'

Theo anh Thành, màu được trộn đều giữa nước, keo, màu bột nước. Màu này có đặc điểm là nhanh khô. Khi vẽ, màu sẽ tạo nên được những đường nét sặc sỡ, đẹp mắt cho chiếc đèn lồng.

 

'Anh Nguyễn Trọng Hiệp, em của anh Nguyễn Trọng Thành, dán lại chiếc đèn lồng để giao hàng cho khách hàng.'

Anh Nguyễn Trọng Hiệp, em của anh Nguyễn Trọng Thành, dán lại chiếc đèn lồng để giao hàng cho khách hàng.

 

'Gia đình đóng gói hàng để người mua đến nhận. Năm nay, gia đình anh Thành nhận được nhiều đơn hàng từ trong và ngoài nước. Thậm chí, có khách hàng lặn lội từ Hà Nội đến gia đình anh để tìm mua đèn lồng truyền thống.'

Gia đình đóng gói hàng để người mua đến nhận. Năm nay, gia đình anh Thành nhận được nhiều đơn hàng từ trong và ngoài nước. Thậm chí, có khách hàng lặn lội từ Hà Nội đến gia đình anh để tìm mua đèn lồng truyền thống.

 

'Anh Hiệp trang trí cho chiếc đèn lồng khổng lồ để kịp trả hàng cho khách đúng thời hạn. Theo anh Hiệp, những ngày này là vào thời điểm cuối vụ nên mọi người đang tất bật hoàn thành các đơn hàng để chuyển cho khách vào dịp Trung thu năm nay.'

Anh Hiệp trang trí cho chiếc đèn lồng khổng lồ để kịp trả hàng cho khách đúng thời hạn. Theo anh Hiệp, những ngày này là vào thời điểm cuối vụ nên mọi người đang tất bật hoàn thành các đơn hàng để chuyển cho khách vào dịp Trung thu năm nay.

 

'Anh Bình cho hay, gia đình anh sản xuất các mẫu mã đèn lồng phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mỗi chiếc đèn lồng có giá vào khoảng từ 10.000 - 100.000 nghìn đồng, tùy theo kích cỡ và độ khó. Ngoài ra, theo anh Bình, có những chiếc đèn khổng lồ có giá từ 1 - 3 triệu đồng.'

Anh Bình cho hay, gia đình anh sản xuất các mẫu mã đèn lồng phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mỗi chiếc đèn lồng có giá vào khoảng từ 10.000 - 100.000 nghìn đồng, tùy theo kích cỡ và độ khó. Ngoài ra, theo anh Bình, có những chiếc đèn khổng lồ có giá từ 1 - 3 triệu đồng.

 

'Anh Nguyễn Trọng Bình (40 tuổi), một trong ba người đàn ông làm đèn lồng trong gia đình, cho biết, để làm được chiếc đèn lồng phải trải qua nhiều công đoạn như chẻ tre, dán giấy kiếng… Theo đó, người làm cần hết sức tỉ mỉ để tạo ra được chiếc đèn lồng hoàn chỉnh, đẹp mắt. Do sản phẩm của gia đình anh có tiếng trong vùng nên nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng vào mùa Trung thu.'

Anh Nguyễn Trọng Bình (40 tuổi), một trong ba người đàn ông làm đèn lồng trong gia đình, cho biết, để làm được chiếc đèn lồng phải trải qua nhiều công đoạn như chẻ tre, dán giấy kiếng… Theo đó, người làm cần hết sức tỉ mỉ để tạo ra được chiếc đèn lồng hoàn chỉnh, đẹp mắt. Do sản phẩm của gia đình anh có tiếng trong vùng nên nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng vào mùa Trung thu.

 

Theo Hoàng Tuân
VietnamNe

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay25,864
  • Tháng hiện tại436,577
  • Tổng lượt truy cập102,196,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây