Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn mán dưới tán 400 cây cao su cho thu nhập 'khủng'

Thứ bảy - 22/09/2018 05:07
Trồng cao su không phải để lấy mủ mà lấy bóng mát và quả nuôi lợn mán - cách làm “ngược đời” ấy đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh Phạm Văn An ở xóm 12, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn.

Trang trại lợn mán của anh Phạm Văn An nằm dưới tán cây cao su năm thứ 5 tỏa bóng . 400 gốc cao su được anh An cắt tỉa để không phát triển chiều cao, chỉ phát triển tán tạo bóng mát cho đàn lợn.



Mô hình nuôi lợn mán của gia đình anh Phạm Văn An ở xóm 12, xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn). Ảnh: Đức Anh
 
 Anh An cho biết, gia đình chăn nuôi lợn nhiều năm qua, tuy nhiên giá lợn bấp bênh nên thu nhập không ổn định. Nhận thấy thị trường ưa dùng loại "lợn sạch", anh đã chuyển hướng sang nuôi lợn mán, lợn rừng.
 
Anh bàn vợ phá bỏ 5 sào mía trong vườn để trồng cây cao su vì đặc tính của loại lợn này là vận động nhiều và cần bóng mát, còn nếu như nuôi nhốt chất lượng thịt không ngon.
Trồng cao su được 2 năm khi cây bắt đầu có tán, anh An đầu tư nuôi giống lợn mán. Theo anh, sở dĩ chọn cây cao su làm bóng mát vì tán rộng, ngoài ra quả của cây cao su lợn mán rất thích ăn và bổ dưỡng vì có chất dầu.
 
Đến mùa cao su rụng quả, lợn chủ yếu ăn quả cao su và cỏ. Những thời điểm khác trong năm, anh bổ sung thêm ngô, khoai… vào thức ăn cho lợn. Vì vậy chi phí nuôi thấp, công chăm sóc ít nên vợ chồng anh vẫn có thời gian làm thêm những công việc khác.
 


Cây cao su vừa tạo bóng mát, lại bổ sung thêm thức ăn cho đàn lợn. Ảnh: Đinh Thùy
 
Mỗi năm gia đình anh An nuôi từ 80 - 100 con lợn mán; trung bình mỗi con nặng từ 15 - 30kg. Với giá bán hiện tại  là 120.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.
 
Nuôi lợn mán dưới tán cao su là mô hình đầu tiên ở Nghĩa Đàn; dùng quả cao su để nuôi lợn như anh An cũng “có một không hai” ở huyện. Ông Lục Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Trung cho biết: Mô hình này có những sáng tạo để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Hội đã tổ chức cho các chi hội tham quan, tùy vào tình hình thực tế của các gia đình để có thể nhân rộng./.

Tác giả bài viết: Đinh Thùy - Đức Anh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm227
  • Hôm nay58,806
  • Tháng hiện tại855,504
  • Tổng lượt truy cập90,918,897
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây