Theo đánh giá của ngành chức năng, diện tích đất gieo trồng lúa của tỉnh lớn nhưng giá trị thu về chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, tỉnh đã có những định hướng, giải pháp và chính sách nhằm nâng cao giá trị lúa gạo của tỉnh. Trong đó, thực hiện dự án nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao, từ năm 2016-2018, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 187 ha mô hình nhân giống lúa cấp xác nhận, 1.365 ha mô hình sản xuất lúa chất lượng cao…
Việc sản xuất, tiêu thụ lúa có chất lượng hiện nay đang thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã (HTX), góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm lúa gạo như sản phẩm VietGAP, lúa đặc sản, sản phẩm hữu cơ… Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi về điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và hệ thống kênh mương thủy lợi thì người dân Tây Ninh nói riêng cũng như nông dân canh tác lúa trên cả nước nói chung còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Đứng trước những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã có các hoạt động thiết thực nhằm góp phần vực dậy ngành lúa gạo tỉnh nhà như: Xây dựng, triển khai dự án sản xuất lúa đạt chứng nhận VietGAP cho hơn 2.000 ha lúa sản xuất 3 vụ trên địa bàn 6 huyện trọng điểm lúa của Tây Ninh; Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao; Mô hình phục tráng giống lúa mùa đặc sản….
Ngoài ra, đơn vị còn chủ động phối kết hợp với các viện, trường tổ chức tập huấn, hội thảo, đưa nông dân đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh ĐBSCL… liên kết với các doanh nghiệp lớn làm cầu nối cho nông dân tham gia chuỗi giá trị trong nông nghiệp. Điển hình là Hội thảo “Liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2020 do Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) Lộc Trời tổ chức tháng 10/2020. Tại Hội thảo, Công ty DVNN Lộc Trời cho biết, công ty sẽ xây dựng chuỗi liên kết với diện tích khoảng 2.000 ha kể từ vụ Đông Xuân 2020–2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,
Thời gian qua, Tây Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch đã được phê duyệt, xác định vùng chuyên canh thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp theo định hướng cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cây trồng có giá trị gia tăng. Tỉnh đã từng bước sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường, trong đó thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hóa. Ngoài ra, Tây Ninh đang xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Mặc khác, Tây Ninh có tiềm năng với nguồn nước hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Ðông, có vùng đất nông nghiệp rộng lớn, qua đó giúp nông dân Tây Ninh luôn có lợi thế cạnh tranh trên mảnh đất, đám ruộng quê hương mình.
Trần Thanh Sang/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã